cho công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐTNT trên hệ thống mạng nội bộ ngành thuế. Theo quy định hiện nay thì cơ sở dữ liệu tại cơ quan thuế đƣợc nhập từ các tờ khai thuế và báo cáo tài chính. Nhƣng đối với một số báo cáo tài chính hiện tại việc nhập dữ liệu vẫn là thủ công nên cơ sở dữ liệu vẫn chƣa đầy đủ để phục vụ cho việc kết xuất dữ liệu khi phân tích rủi ro. Chi cục thuế Cầu Giấy cần phải có biện pháp trong những năm tới để đảm bảo việc nhập dữ liệu đƣợc thƣờng xuyên và đầy đủ bao những thông tin chính sau:
+ Thông tin về đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức của ĐTNT + Thông tin về tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh. + Thông tin về tình hình kê khai, nộp thuế
+ Thông tin về vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật thuế nói riêng.
+ Thông tin khác liên quan đến ĐTNT: Thông tin từ bên thứ ba (ngân hàng, bạn hàng, cơ quan quản lý, các hiệp hội...)
Hệ thống thông tin này đƣợc thu thập, xử lý và cập nhật, lƣu giữ trên hệ thống máy tính; đƣợc phân cấp khai thác, sử dụng một cách hợp lý cho từng
cấp quản lý và cho từng bộ phận chức năng.
- Thiết lập hệ thống mạng trao đổi thông tin với bên ngoài:
Để có kết quả phân tích rủi ro chính xác về tình trạng tuân thủ của ĐTNT, cơ quan thuế phải có đầy đủ thông tin. Cơ quan thuế phải thiết lập hệ thống mạng trao đổi thông tin để thu thập, trao đổi và tích hợp thông tin với các ngành liên quan. Một số mạng liên kết chủ yếu cần tập trung xây dựng và phát triển gồm:
+ Kết nối mạng trao đổi thông tin về số thuế đã nộp giữa cơ quan thuế, tài chính và kho bạc, thực hiện thống nhất thông tin về số thu trong ngành và quản lý số thuế đã nộp nhanh chóng, chính xác.
+ Kết nối mạng trao đổi thông tin với Hải quan, trao đổi số thuế, số nợ thuế giữa cơ quan Thuế và Hải quan phục vụ quản lý số thu về thuế xuất nhập khẩu và hỗ trợ việc kiểm tra hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT tại khâu xuất, nhập khẩu.
+ Kết nối mạng trao đổi thông tin với cơ quan ĐKKD, kiểm soát các đối tƣợng có ĐKKD nhƣng chƣa đăng ký thuế để đƣa vào diện quản lý thu thuế, đồng thời báo cho cơ quan ĐKKD thu hồi giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, mất tích...
+ Kết nối mạng trao đổi thông tin với cơ quan quản lý doanh nghiệp nhằm thu thập tình hình sản xuất kinh doanh nhƣ sản lƣợng, giá thành, giá bán, tình hình thị trƣờng; đối chiếu số liệu giữa quyết toán tài chính với một số thông tin kê khai thuế, quyết toán thuế.
+ Kết nối mạng trao đổi thông tin với Tổng cục Thống kê: thực hiện đối chiếu số liệu giữa điều tra thống kê với số liệu kê khai về thuế.
+ Kết nối, trao đổi thông tin với các ngành Bảo hiểm xã hội, Địa chính, Văn hóa thông tin, Giáo dục đào tạo...để đối chiếu với các chỉ tiêu kê khai của ĐTNT đối với một số sắc thuế nhƣ thuế TNCN, thuế chuyển quyền sử dụng đất...
Xây dựng hoặc mua và tổ chức hƣớng dẫn sử dụng các phần mềm phân tích thông tin ĐTNT, kết hợp tham chiếu với các thông tin thu thập qua công tác quản lý để hỗ trợ công tác xác định rủi ro thuế, lựa chọn đúng đối tƣợng, đúng nội dung cần kiểm tra.
Bảo đảm kiểm tra thuế có đủ khả năng và thẩm quyền truy cập, kết xuất, tra cứu thông tin trong hệ thống mạng nội bộ ngành tài chính và hệ thống mạng của các cơ quan khác có liên quan đến hoạt động kiểm tra thuế.
Các ứng dụng tin học trong kiểm tra mặc dù đem lại hiệu quả rất cao nhƣng chỉ mang tính chất hỗ trợ, nội dung và kết quả phân tích là tu thuộc vào năng lực, trình độ của kiểm tra viên. Do hiện nay các công ty lớn đều áp dụng công nghệ thông tin ở mức cao trong quản lý và hạch toán kế toán nên lực lƣợng kiểm tra thuế phải có một số chuyên gia tin học (khoảng 5-10 ngƣời) để có thể hỗ trợ cho kiểm tra thuế khi có yêu cầu hoặc vƣớng mắc về việc kết xuất hoặc nhập dữ liệu của đối tƣợng nộp thuế phục vụ cho công tác kiểm tra.