Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tại trụ sở ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế của chi cục thuế quận cầu giấy​ (Trang 27 - 29)

nộp thuế

Trong quá trình triển khai thực hiện, hiệu quả công tác kiểm tra thuế của CQT có nhiều nhân tố tác động đến, cả khách quan và chủ quan. Cụ thể nhƣ sau:

1.2.6.1. Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là các nhân tố thuộc về bản thân CQT nhƣ sau: - Tổ chức bộ máy của cơ quan thuế: Để thực hiện có hiệu quả cơ chế NNT tự khai tự nộp và tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, bộ máy cơ quan thuế đƣợc cải cách, tổ chức theo mô hình chức năng chuyên sâu (Tuyên truyền - hỗ trợ; quản lý kê khai; kiểm tra; quản lý nợ thuế), trong đó chức năng kiểm tra là nhiệm vụ trọng tâm trong mô hình chức năng. Hiện nay, tổ chức bộ máy cho công tác kiểm tra thuế đƣợc tổ chức thành 02 cấp (cấp Cục Thuế có phòng kiểm tra; cấp Chi cục Thuế có đội kiểm tra).

- Hệ thống cơ sở dữ liệu và việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc khai thác, phân tích thông tin về NNT: Trong kiểm tra thuế, thông tin là cơ sở để lựa chọn đúng đối tƣợng kiểm tra; là cơ sở để lựa chọn phƣơng pháp và phạm vi, trọng tâm tiến hành kiểm tra; là cơ sở để xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật thuế của đối tƣợng kiểm tra. Cơ sở dữ liệu thông tin càng đầy đủ, chính xác và kịp thời thì hiệu quả kiểm tra thuế càng cao.

- Trình độ và đạo đức của ngƣời đứng đầu cơ quan thuế: Ngƣời lãnh đạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hệ thống quản lý mà trong quản lý thuế không phải là một ngoại lệ. Tài năng, đạo đức và uy tín của ngƣời lãnh đạo CQT có tác động quan trọng đến chất lƣợng và hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.

- Trình độ chuyên môn và tính liêm chính của cán bộ kiểm tra thuế: Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra thuế càng cao thì chất lƣợng công tác kiểm tra càng tốt và ngƣợc lại.

1.2.6.2. Các nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan bao gồm:

- Hành lang pháp lý về quản lý thuế và kiểm tra thuế: Pháp luật thuế càng hoàn thiện thì càng tạo ra một cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ, vững chắc,

làm cho hoạt động kiểm tra thuế đƣợc thuận lợi. Pháp luật thuế thiếu minh bạch thì cơ sở xác định sai phạm của NNT không chắc chắn, có thể gây những tranh luận, mâu thuẫn không có hồi kết về mức độ đúng sai trong hành vi của NNT và của cơ quan thuế.

- Trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT: NNT là đối tƣợng của cuộc kiểm tra, vì vậy đây là nhân tố rất quan trọng trong mọi cuộc kiểm tra. Ngƣời nộp thuế có hợp tác với cơ quan thuế, chủ động kê khai và nộp thuế đùng, nộp đủ tiền thuế thì cuộc kiểm tra sẽ diễn ra hiệu quả, thuận lợi và ngƣợc lại.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập hiện nay, thì hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật thuế sẽ dần đƣợc hoàn thiện, cơ sở trang thiết bị kỹ thuật ngày càng đƣợc hiện đại hóa, số lƣợng NNT không ngừng tăng nhanh…

- Sự phối hợp của các cơ quan nhà nƣớc có liên quan: Để hiệu quả công tác kiểm tra thuế đƣợc nâng cao, cơ quan thuế cần phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nƣớc khác có liên quan nhƣ: công an, quản lý thị trƣờng, thanh tra, kho bạc, ngân hàng...

- Sự nghiêm minh trong xử lý vi phạm: Khi xử lý vi phạm không nghiêm minh sẽ khiến cả cán bộ kiểm tra và NNT coi thƣờng pháp luật; giảm tác động cảnh báo, ngăn ngừa của công tác kiểm tra thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế của chi cục thuế quận cầu giấy​ (Trang 27 - 29)