Kết quả học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa sự gắn kết của sinh viên trong quá trình học tập với kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học kỹ thuật công nghiệp đại học thái nguyên)​ (Trang 34)

6. Phạm vi nghiên cứu

1.2.4. Kết quả học tập của sinh viên

KQHT hay viết tắt GPA theo ngôn ngữ tiếng anh, là một tiêu chuẩn đo lƣờng thành quả học tập tại các trƣờng ĐH, bắt nguồn từ các trƣờng ĐH ở Hoa Kỳ. GPA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Grade Point Average. Grade Point Average hoặc điểm GPA là điểm trung bình tích lũy của học sinh/ sinh viên trong suốt quá trình học tập.

Điểm GPA Việt Nam có thể hiểu là điểm trung bình của một học kỳ/ năm học/ khóa học: Mỗi khóa học đƣợc cung cấp tƣơng ứng một lƣợng nhất định các "tín chỉ", tùy thuộc vào nội dung của môn học. Hầu hết các môn học ở trƣờng ĐH có lƣợng tín thay đổi từ 1 đến 5. Điểm TB bằng chữ đƣợc quy định phân loại theo A, B, C, D, F. Mỗi chữ cái đƣợc gán một lƣợng điểm trên thang 4. A tƣơng đƣơng điểm 4, B = 3 điểm, C = 2 điểm, D = 1 điểm, và F = 0. KQHT này đƣợc đánh giá nhƣ nhau cho cấp học từ ĐH trở lên.

Theo Keeling và Assiciates, Inc (2003) thì “KQHT của SV là những gì SV dự đoán có thể làm đƣợc hoặc có thể chứng minh đƣợc khi họ đã hoàn thành hoặc tham gia trong một trong những: chƣơng trình, hoạt động, khóa học hay dự án. Kết quả thƣờng đƣợc thể hiện nhƣ kiến thức, kỹ năng, thái độ hoặc các thành tích đạt đƣợc”.

Theo tác giả Kruse (2002), có thể dựa vào điểm số của ngƣời học, mà ngƣời thầy có thể xác định một cách khá tƣơng đối chính xác ảnh hƣởng của việc đào tạo đối với ngƣời học.

Học tập về bản chất là hoạt động nhận thức của ngƣời học mà thực hiện dƣới sự tổ chức điều khiển của ngƣời thầy. Mục đích của hoạt động học tập là tiếp thu nền văn hóa của nhân loại và chuyển hóa chúng thành năng lực thể chất, năng lực tinh thần của mỗi cá nhân. Đối tƣợng của hoạt động học là hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tƣơng ứng đƣợc thực hiện ở nội dung môn học, bài học bằng hệ thống khái niệm khoa học và khái niệm môn học. Do vậy, kết quả học tập thể hiện chất lƣợng của quá trình dạy học. Kết quả học tập đích thực chỉ xuất hiện khi có những biến đổi tích cực trong nhận thức và hành vi của ngƣời học.

Theo ý kiến khác về kết quả học tập, điển hình nhƣ Norman E. Gronlund (1981) Measurement and Evaluation in Teaching Macmillan Publishing Company thì mục đích của giáo dục là sự tiến bộ của ngƣời học, đây chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập nhằm thay đổi hành vi của ngƣời học. Mối liên hệ giữa mục tiêu giáo dục (sản phẩm) và kinh nghiệm học tập (quá trình) đƣợc thiết kế nhằm hƣớng tới những thay đổi hành vi theo nhƣ mong muốn, Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc (1995).

Trong một nghiên cứu khác của tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc (2008) cũng đã đƣa ra một cách hiểu khác về kết quả học tập nhƣ sau: “Kết quả học tập là một khái niệm thƣờng đƣợc hiểu theo hai quan niệm khác nhau trong thực tế cũng nhƣ trong khoa học:

1/ Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể hoc tập đã đạt, đƣợc xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định.

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính (2000) “ kết quả học tập là mức độ đạt đƣợc kiến thức, kĩ năng hay nhận thức của ngƣời học trong một lĩnh vực nào đó (môn học)”

Theo tác giả Trần Kiều (2004) “dù hiểu theo nghĩa nào kết quả học tập cũng đều thể hiện ở mức độ đạt đƣợc các mục tiêu của dạy học, trong đó bao gồm ba mục tiêu lớn là: Nhận thức, hành động, xúc cảm. Với từng môn học thì các mục tiêu trên đƣợc cụ thể hóa thành các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ”.

Còn theo Đặng Bá Lãm (2003) thì kết quả học tập cho biết mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt đƣợc xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định (đây là kết quả học tập theo tiêu chí); đồng thời, kết quả học tậpcòn là mức độ thành tích của một ngƣời học so với các bạn học khác (đây là kết quả học tập theo chuẩn).

Theo tác giả Đỗ Công Tuất (2000) kết quả học tập:”Đánh giá KQHT là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ, phẩm chất của ngƣời học, hoặc đƣa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập đƣợc một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra”. Việc này nhằm phục vụ 3 mục tiêu:

- Chỉ rõ mức độ đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc về các mục tiêu dạy học, hay tình trạng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ của HS so với yêu cầu của chƣơng trình; nhằm phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp HS có thể điều chỉnh hoạt động HT của chính mình.

- Công khai hóa các nhận định về năng lực, KQHT của mỗi em HS và cả tập thể lớp, tạo cơ hội cho các em có kĩ năng tự đánh giá, cũng nhƣ nhận ra

sự tiến bộ của mình, nhằm khuyến khích động viên và thúc đẩy việc HT ngày càng tốt hơn.

- GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của chính mình, để có thể tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả dạy học.

Từ nhiều định nghĩa khác nhau về kết quả học tập, tôi cho rằng kết quả học tập đƣợc xem xét theo nghĩa rộng (gắn với quá trình học tập và phát triển chung của cá nhân trong cuộc sống) và theo nghĩa hẹp (gắn với quá trình học tập và phát triển của ngƣời học trong quá trình giáo dục đƣợc tổ chức bởi nhà trƣờng). Khái niệm của tác giả Nguyễn Thành Nhân (2014) thì đƣợc cụ thể nhƣ sau:

- Theo nghĩa rộng, kết quả học tập là tổng thể các biểu hiện phản ánh sự thay đổi trên phƣơng diện nhận thức, năng lực hành động, thái độ biểu cảm xã hội, cũng nhƣ hành vi mà cá nhân có đƣợc thông qua hoạt động học tập tự giác, tích cực và chủ động, diễn ra một cách bình thƣờng trong cuộc sống, trong các hoạt động và các mối quan hệ xã hội của mỗi ngƣời.

Theo nghĩa hẹp, kết quả học tập là thành quả thực tế của cá nhân ngƣời học phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu học tập theo định hƣớng của mục tiêu, của nội dung học tập trong môn học cũng nhƣ trong chƣơng trình giáo dục quy định, chúng đƣợc đánh giá trên cơ sở của hoạt động đo lƣờng và kiểm tra theo các tiêu chí khác nhau.

Nhƣ vậy kết quả học tập chính là kiến thức, kỹ năng và thái độ mà sinh viên thu nhận đƣợc. Sinh viên khi học trong môi trƣờng đại học, họ kỳ vọng và mang theo tri thức cũng nhƣ niềm yêu thích đối với ngành học vào từng môn học.

Trong nghiên cứu này thì kết quả học tập đƣợc đề cập trong đề tại là mức độ đạt đƣợc về điểm số của sinh viên đƣợc thể hiện bằng kết quả điểm trung bình chung tích lũy học tập của sinh viên.

1.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả học tập của sinh viên

Lei, H., Cui, Y., và Zhou, W. (2018) đã thông qua phân tích tổng hợp 69 nghiên cứu độc lập (với 196.473 ngƣời tham gia). Kết quả cho thấy có mối tƣơng quan mạnh mẽ và tích cực giữa mức độ gắn kết của sinh viên với kết quả học tập và phân tích về các lĩnh vực gắn kết hành vi, cảm xúc và nhận thức cho thấy hầu hết tất cả đều có mối tƣơng quan tích cực với thành tích học tập của sinh viên; Nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ giữa sự gắn kết của sinh viên với kết quả học tập bị ảnh hƣởng bởi giá trị văn hóa và giới tính. Trong nghiên cứu của Hayam Jonas, Adva (2016) thì các nghiên cứu trƣớc đây luôn chứng minh mối quan hệ tích cực giữa các lĩnh vực tham gia khác nhau và riêng biệt của ngƣời học (hành vi, cảm xúc và nhận thức) với thành tích học tập. Tuy nhiên, nghiên cứu xem xét tác động nhân quả đồng thời của cả ba lĩnh vực gắn kết của ngƣời học tới kết quả học tập còn ít. Việc nghiên cứu tác động đồng thời của cả ba lĩnh vực lên kết quả học tập có thể cung cấp cái nhìn tổng thể và tự nhiên hơn về vai trò của sự gắn kết của ngƣời học trong quá trình học tập. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mối quan hệ giữa ba lĩnh vực gắn kết của ngƣời học với kết quả học tập. Đƣợc kiểm soát đối với các yếu tố tiềm ẩn nhƣ hỗ trợ của giáo viên, hỗ trợ của đồng nghiệp, môi trƣờng học và đặc điểm nhân khẩu học của ngƣời học. Nghiên cứu điều tra trên 1.617 học sinh từ lớp 7 đến lớp 9. Trái ngƣợc với các phát hiện trong tài liệu, cho thấy rằng sự gắn kết của ngƣời học có liên quan tích

cực đến thành tích học tập nhƣng chúng không hỗ trợ bằng chứng cho các tác động nhân quả.

Tác giả Jung-sook Lee (2014) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa sự gắn kết của học sinh với kết quả học tập, sử dụng dữ liệu của Chƣơng trình Đánh giá Học sinh Quốc tế Hoa Kỳ năm 2000. Mẫu nghiên cứu trên 3.268 học sinh mƣời lăm tuổi từ 121 trƣờng học của Hoa Kỳ. Phân tích đa tầng cho thấy rằng gắn kết hành vi (đƣợc hiểu là nỗ lực và kiên trì trong học tập) và gắn kết cảm xúc dự đoán đáng kể hiệu suất đọc. Ảnh hƣởng của sự gắn kết cảm xúc đối với hiệu suất đọc đƣợc điều chỉnh một phần thông qua sự gắn kết hành vi. Những phát hiện từ nghiên cứu này cho thấy rằng các nhà giáo dục, các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng nghiên cứu cần quan tâm nhiều hơn đến sự gắn kết của ngƣời học và các cách để tăng cƣờng nó.

1.2.6. Mối quan hệ giữa sự các lĩnh vực gắn kết với thành tích học tập

Rất nhiều nghiên cứu báo cáo các loại mối quan hệ khác nhau giữa các lĩnh vực gắn kết (hành vi, cảm xúc, nhận thức và sự tham gia) với thành tích học tập. Tác giả sẽ phác họa và phân biệt ba cấp độ của mối quan hệ - tƣơng quan, dự đoán và quan hệ nhân quả - cho từng lĩnh vực tham gia và thành tích học tập. Mối quan hệ giữa gắn kết hành vi và thành tích học tập. Hành vi gắn kết đã đƣợc tìm thấy là một yếu tố dự báo thay đổi về học tập, điểm số, thành tích của sinh viên; trong khi sự thảnh thơi đã đƣợc phát hiện là một yếu tố dự báo mạnh về điểm kém, điểm kiểm tra thành tích thấp và cuối cùng là bỏ học (Fredricks và cộng sự, 2004; Skinner và cộng sự, 2009a; Skinner và cộng sự, 2008).

Các vấn đề kỷ luật, đƣợc xác định là từ chối hành vi, cũng đã đƣợc kết hợp với thành tích học tập thấp hơn ở các cấp nhỏ (Alexander, Entwisle, &

Horsey, 1997; Finn và cộng sự, 1995; Finn & Rock, 1997); Hành vi (nỗ lực và sáng kiến) đã đƣợc tìm thấy có mối tƣơng quan đáng kể với thành tích (Finn và cộng sự, 1995). Điều quan trọng cần lƣu ý là trong một số nghiên cứu, sự gắn kết hành vi đƣợc đo lƣờng nhƣ một phần của phép đo sự gắn kết hành vi và cảm xúc kết hợp thành một yếu tố. Các nghiên cứu trƣớc đây cũng xác định mối liên hệ giữa sự tham gia của sinh viên và thành tích học tập đƣợc đề xuất(Connell và cộng sự 1994; Fredricks và cộng sự, 2004; Wang & Holcombe, 2010). Tuy nhiên, rất ít thông tin về tƣơng quan của sự tham gia hành vi đối với thành tích học tập (Connell và cộng sự, 1995; Fredricks và cộng sự, 2004). Những hạn chế với những phát hiện này là mặc dù có nhiều bằng chứng về mối liên hệ và dự đoán giữa hành vi và thành tích, nhƣng có một khoảng cách về kiến thức về tác động của hành vi đối với thành tích (Connell và cộng sự, 1995; Finn & Rock, 1997; Marks, 2000).

Trên cơ sở lý thuyết về sự gắn kết của sinh viên với hoạt động học tập của sinh viên nhƣ đã trình bày ở trên, tác giả đƣa ra khung lý thuyết về mối tƣơng quan sự gắn kết của sinh viên đến quá trình học tập và kết quả học tập của sinh viên nhƣ sau:

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1 tác giả đã phân tích cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong đó có chỉ ra các khái niệm đƣợc sử dụng trong đề tài: Sự gắn kết của sinh viên trong quá trình học tập (Cảm giác thuộc về, Định giá trị, Sự tham gia, Gắn kết cảm xúc, Gắn kết hành vi, Gắn kết nhận thức) và Kết quả học tập của sinh viên. Ngoài ra, tác giả tập trung nghiên cứu các tài liệu trên thế giới về mối tƣơng quan giữa sự gắn kết của sinh viên trong quá trình học tập với kết quả học tập của sinh viên. Hiện nay ở Việt Nam chƣa có một nghiên cứu đầy đủ nào về việc nghiên cứu sự gắn kết của sinh viên trong quá trình học tập. Vì vậy, đây sẽ là vấn đề mà đề tài tập trung nghiên cứu.

Trong chƣơng tiếp theo, tác giả tập trung vào việc xây dựng phƣơng pháp, thiết kế, tổ chức nghiên cứu, xây dựng và thẩm định bộ công cụ nhằm đƣa ra đƣợc bảng hỏi trong khảo sát chính thức.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chƣơng 2 trình bày về phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng để xây dựng công cụ. Chƣơng 2 gồm 05 phần chính:

(1) Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng; (2) Mẫu nghiên cứu;

(3) Phƣơng pháp thu thập số liệu; (4) Quá trình xây dựng bảng hỏi; (5) Phân tích dữ liệu.

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng

Nghiên cứu định lƣợng là nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp (chủ yếu là thống kê) để lƣợng hóa, đo lƣờng, phản ánh và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau.

Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để đánh giá mối tƣơng quan giữa sự gắn kết của sinh viên trong quá trình học tập với kết quả học tập của sinh viên bao gồm:

- Cảm giác thuộc về (biến độc lập), - Định giá trị (biến độc lập),

- Sự tham gia (biến độc lập),

- Sự gắn kết về nhận thức (biến độc lập), - Sự gắn kết về hành vi (biến độc lập), - Sự gắn kết về cảm xúc (biến độc lập).

2.2. Mẫu nghiên cứu

Luận văn đƣợc tiến hành nghiên cứu trên nhóm khách thể nghiên cứu là sinh viên hệ chính quy từ năm thứ 2 đến sinh viên nhiều hơn năm thứ 5 của trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên. Sinh viên năm thứ nhất không đƣợc làm mẫu nghiên cứu vì điểm tích lũy học tập của sinh viên chƣa đƣợc xác định vào thời điểm nghiên cứu.

Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp trải qua 54 năm phát triển, càng ngày cơ sở vật chất càng đƣợc nâng cao và đội ngũ cán bộ giảng viên không chỉ tăng lên về số lƣợng mà còn nâng cao cả về chất lƣợng. Đến nay, bộ máy tổ chức Nhà trƣờng đã phát triển thành 25 đơn vị trong đó có 12 khoa và trung tâm đào tạo với 37 bộ môn chuyên môn, 05 phòng thí nghiệm và xƣởng thực tập, 12 phòng và trung tâm chức năng, 01 viện nghiên cứu và 01 công ty TNHH chuyển giao công nghệ và phát triển các kết quả nghiên cứu ra thị trƣờng. Đội ngũ của Nhà trƣờng gồm 594 CBVC với 416 giảng viên với 78% giảng viên có trình độ trên đại học, 10% giảng viên có trình độ tiến sỹ, 93% giảng viên giảng dạy lý thuyết thành thạo ngoại ngữ hoặc có trình độ tiếng Anh trên 450 TOEFL ITP… đang phục vụ đào tạo trên 11.000 sinh viên trong nƣớc và quốc tế với 28 chuyên ngành đào tạo đại học và sau đại học, trong đó có 02 chƣơng trình tiên tiến và 02 chƣơng trình liên kết đào tạo quốc tế.Cũng là một trong những trƣờng đại học công lập có thƣơng hiệu về đào tạo khối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa sự gắn kết của sinh viên trong quá trình học tập với kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học kỹ thuật công nghiệp đại học thái nguyên)​ (Trang 34)