Phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa sự gắn kết của sinh viên trong quá trình học tập với kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học kỹ thuật công nghiệp đại học thái nguyên)​ (Trang 56 - 59)

6. Phạm vi nghiên cứu

2.5. Phân tích dữ liệu

Sau khi có đƣợc bảng trả lời câu hỏi, tác giả tiến hành các bƣớc chuẩn bị để phân tích dữ liệu:

(1) Làm sạch dữ liệu

(2) Mã hóa các thông tin cần thiết trong bảng trả lời (3) Nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS (4) Thống kê để mô tả

(5) Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phần mềm SPSS

(7) Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định các giả thuyết trong mô hình; các kiểm định giả thuyết đều sử dụng mức ý nghĩa là 5%.

Để đánh giá mối tƣơng quan giữa sự gắn kết của sinh viên trong quá trình học tập với kết quả học tập của sinh viên tác giả áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu phân tích hồi quy đa biến với 06 nhân tố đã đƣợc xác định.

Bảng 2.7. Mã hóa tên biến trong nghiên cứu

TT Tên biến Cách đổi biến

1 CGTV CGTV=Mean(CGTV01,CGTV02,CGTV03,CGTV04,CG TV05,CGTV06,CGTV07,CGTV08) 2 DGT DGT=Mean(DGT01,DGT02,DGT03,DGT04) 3 STG STG=Mean(STG01,STG02,STG03) 4 NT NT=Mean(NT01,NT02,NT03,NT04,NT05,NT06,NT07,N T08,NT09,NT10,NT11,NT12) 5 CX CX=Mean(CX01,CX02,CX03,CX04,CX05,CX06,CX07,C X08,CX09,CX10,CX11) 6 HV HV=Mean(HV01,HV02,HV03,HV04,HV05,HV06,HV07, HV08)

Phƣơng trình hồi quy đa biến đƣợc xây dựng nhƣ sau:

Kết quả học tập = β0 + β1*CGTV + β2*DGT + β3*STG + β4*NT + β5*CX +β6*HV + ɛ

Tiểu kết chƣơng 2

Ở chƣơng 2, tác giả đã khái quát việc tổ chức nghiên cứu luận văn bằng cách xây dựng quy trình nghiên cứu, cỡ mẫu nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, thẩm định thang đo để thu đƣợc bảng hỏi chính thức.

Quy trình thiết kế bảng hỏi đƣợc thức hiện đảm bảo tính khoa học và tin cậy của dữ liệu. Việc xây dựng công cụ khảo sát tiến hành thử nghiệm trên 66 sinh viên và 66 mẫu này cũng đƣợc đƣa vào phân tích. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo qua phần mềm thống kê SPSS .Đây là công cụ để tác giả thu thập thông tin, phân tích và đánh giá thực trạng sự gắn kết của sinh viên trong quá trình học tập của sinh viên trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp. Độ tin cậy của các công cụ đều đảm bảo lớn hơn 0,6. Sau khi phân tích thang đo đã loại 06 biến quan sát gồm: CGTV03 (Sau khi tốt nghiệp tôi sẽ là một cựu sinh viên năng động), CGTV05 (Tôi thích đến trƣờng hàng ngày), DGT04 (Những Quy định của trƣờng đề ra là công bằng cho tất cả sinh viên), STG01 (Tôi tích cực tham gia vào các hoạt động trong khuôn viên trƣờng), STG05 (Sau mỗi kỳ nghỉ, tôi luôn mong muốn đƣợc đi học), HV01 (Tôi là một sinh viên năng động trong lớp). Các câu hỏi trong bảng hỏi đƣợc thu thập thông tin đều có sự phù hợp cấu trúc. Phân tích nhân tố thu đƣợc là 06 nhóm nhân tố tƣơng ứng với các nhân tố là: Cảm giác thuộc về, Định giá trị, Sự tham gia, Sự gắn kết về cảm, Sự gắn kết về hành vi, Sự gắn kết về nhận thức.

Là tiền đề cho việc phân tích chi tiết và sâu hơn trong chƣơng kế tiếp về mối tƣơng quan giữa sự gắn kết của sinh viên trong quá trình học tập với kết quả học tập của sinh viên.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Bảng 3.1 thể hiện kết quả thống kê mô tả. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 648 SV của trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp. Trong đó, có 483 SV nam chiếm 80.5% và 117 SV nữ chiếm 19.5%. Nghiên cứu khảo sát SV từ năm thứ 2, trong đó SV năm 2 chiếm 28.2%, SV năm 3 chiếm 25.2%, SV năm 4 chiếm 32.7%, SV năm 5 chiếm 13.7% và SV trên 5 năm chiếm 0.3%.

Nghiên cứu khảo sát SV 6 khoa thuộc trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, trong đó SV khoa Cơ khí chiếm 27%, SV khoa Điện tử chiếm 21.8%, SV khoa Điện chiếm 24.7%, SV khoa Ô tô và Máy động lực chiếm 7.5%, SV khoa Kinh tế Công nghiệp và Xây dựng môi trƣờng đều chiếm 9.5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa sự gắn kết của sinh viên trong quá trình học tập với kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học kỹ thuật công nghiệp đại học thái nguyên)​ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)