Các yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức,viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh lai châu​ (Trang 31 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Các yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức,viên chức

1.1.3.1. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lai Châu gồm các nhân tố như:

- Hoàn cảnh và lịch sử ra đời của công chức, viên chức: Tác động khá mạnh tới chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Một ngành được hình thành sau khi chia tách thành lập tỉnh mới, sự ra đời của đội ngũ công chức, viên chức trong hoàn cảnh đó không thể so sánh được với những địa phương

đã ổn định, để đạt được chất lượng theo yêu cầu cần phải có thời gian, có quá trình. Hoàn cảnh ra đời của đội ngũ công chức, viên chức đánh dấu bước khởi điểm của lịch sử phát triển ngành đó, nó là điểm xuất phát trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

- Tình hình kinh tế - chính trị và xã hội của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử: Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là những người hoạch định, thực hiện các chủ trương, chính sách của đất nước. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn tác động rất mạnh đến việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Những giai đoạn lịch sử khác nhau, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau có sự điều hành, quản lý khác nhau dẫn đến cơ chế, chính sách khác nhau đòi hỏi chất lượng cũng khác nhau. Mỗi một thời kỳ, giai đoạn phát triển kinh tế xã hội khác nhau đòi hỏi chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức khác nhau. Hiện nay, khi tiến trình hội nhập sâu rộng, kinh tế đang từng bước chuyển sang giai đoạn mới, cách điều hành, quản lý đất nước cũng phải đổi mới phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, đòi hỏi chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cũng phải theo xu thế hiện tại, trình độ chuyên môn, năng lực và những kỹ năng khác phải đáp ứng yêu cầu xã hội, đó là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đòi hỏi nhà nước cần có những định hướng, cải cách cho phù hợp với xu thế thời đại.

- Trình độ văn hoá: Là một trong những tiêu chí đo lường chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Yếu tố về trình độ văn hóa ảnh hưởng, tác động nhiều đến đội ngũ công chức, viên chức. Trình độ văn hóa khác nhau trong cùng đội ngũ cũng đã phản ảnh sự khác biệt về chất lượng của từng cán bộ công chức, viên chức. Trình độ văn hóa của người dân, của từng địa phương tác động đến công việc, sự hoạch định, triển khai chính sách, đến hiệu quả công việc của từng công chức, viên chức. Trình độ văn hóa ở vùng sâu, vùng sa, miền núi sẽ có tác động hạn chế hơn là những vùng phát triển, gần trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước. Do đó yếu tố trình độ văn hóa ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công chức, viên chức

- Sự phát triển của nền giáo dục quốc dân: Nền giáo dục quốc dân phát triển sẽ tạo ra được nhiều công dân có trình độ, có năng lực, kỹ năng lao động, đó là những nhân tố đầu vào để thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ công chức, viên chức.

- Sự phát triển của công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin là một trong những ứng dụng quan trọng, hiệu quả trong quản lý xã hội, ngày nay sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động rất nhiều đến đời sống, xã hội. Công nghệ thông tin trở thành công cụ để đội ngũ công chức, viên chức sử dụng trong công việc một cách thường xuyên, liên tục và đang mang lại hiệu quả công việc cao. Những đổi mới của phương pháp điều hành, quản lý đểu có sự áp dụng của khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin. Chất lượng cán bộ công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ sẽ được nâng lên, sẽ thay đổi nếu công nghệ thông tin được ứng dụng, phát triển hơn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đó là một nội dung trong việc cải cách hành chính mà Đảng, Nhà nước đang định hướng, áp dựng.

- Đường lối phát triển kinh tế, chính trị và quan điểm sử dụng đội ngũ công chức, viên chức của Đảng, Nhà nước...

Sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một nhân tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Bởi đây là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị nhà nước, trong đó vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhà nước là một yêu cầu tất yếu, khách quan, cần thiết và mang tính cấp bách.

1.1.3.2. Các nhân tố chủ quan * Một là, tuyển dụng

Tuyển dụng là khâu quan trọng, quyết định tới chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức. Nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt thì sẽ tuyển được những người thực sự có năng lực, phẩm chất bổ sung cho lực

lượng công chức. Tuyển dụng công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội là quá trình tuyển dụng những người phù hợp và đáp ứng được yêu cầu vị trí công việc cụ thể. Tuyển dụng là khâu quan trọng, quyết định tới chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành, nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt thì sẽ tuyển được những người thực sự có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt để bổ sung cho lực lượng cán bộ của ngành. Ngược lại, nếu việc tuyển dụng không được quan tâm đúng mức sẽ không lựa chọn được những người có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức tốt bổ sung cho lực lượng này.

Hiện nay việc tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức vào làm việc tại các đơn vị của ngành bằng hình thức: thi tuyển, xét tuyển, điều động từ cơ quan khác về hay điều động trong nội bộ các đơn vị trong ngành đều phải đảm bảo nguyên tắc: Việc tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí công tác của cơ quan, đơn vị để chọn người. Tuyển dụng phải đảm bảo tính vô tư, khách quan và chính xác, phải tuân thủ những quy định của Trung ương, của tỉnh. Để thực hiện được điều này, việc tuyển dụng cán bộ công chức vào các đơn vị của ngành phải được thực hiện trên cơ sở khoa học như: xác định nhu cầu cần tuyển dụng, phân tích công việc, các tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức để tiến hành tuyển chọn...

* Hai là, sử dụng cán bộ công chức, viên chức

Việc sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành phải xuất phát từ nhiều yếu tố, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, công việc của từng cơ quan, đơn vị; yêu cầu của công vụ và điều kiện nhân lực hiện có của tổ chức, cơ quan, đơn vị.

* Ba là, quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

Quy hoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác tổ chức, là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ trên cơ sở dự báo nhu cầu, nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, công việc được giao.

Quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội là một quá trình đồng bộ, mang tính khoa học. Các căn cứ để tiến hành quy hoạch gồm:

- Nhiệm vụ chính trị của ngành, của từng cơ quan đơn vị trong ngành; - Hệ thống tổ chức hiện có và dự báo mô hình tổ chức của thời gian tới; - Tiêu chuẩn cán bộ công chức thời kỳ quy hoạch;

- Thực trạng đội ngũ công chức hiện có.

Đối tượng quy hoạch là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành Lao động thương binh xã hội. Có quy hoạch lãnh đạo quản lý, nhưng cũng có quy hoạch công chức chuyên môn. Ngoài ra còn có quy hoạch để tạo nguồn, trong đó chú trọng để xây dựng quy hoạch, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng những công chức trẻ có thành tích xuất sắc…

* Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động thương binh xã hội có một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành. Đào tạo để đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực, tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch, bậc, chức vụ; mặt khác đào tạo gắn với quy hoạch cán bộ, không chỉ đáp ứng yêu cầu hiện tại mà còn tạo nguồn cán bộ cho tương lai, đáp ứng với nhiệm vụ của ngành. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ của ngành bao gồm các nội dung: Xác định nhu cầu, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; Xác định nội dung chương trình đào tạo trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn chức danh, ngạch cán bộ; Xác định hình thức đào tạo cho phù hợp; Đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

* Năm là, quản lý, kiểm tra, giám sát

Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ công chức, viên chức ngành lao động thương binh xã hội nói riêng. Thông qua công tác

này mới có thể phát hiện được những tiêu cực, bất cập nảy sinh từ cán bộ và công tác cán bộ. Qua đó kịp thời khen thưởng những nhân tố tích cực, xử lý nghiêm minh những sai phạm, đồng thời nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ của ngành, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đối với những cán bộ chưa đạt chuẩn, luân chuyển, thay thế cán bộ yếu kém.

* Sáu là, chế độ chính sách

- Cơ chế chính sách trong sử dụng, tuyển dụng cán bộ nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng đội ngũ cán bộ. Nếu các cơ chế, chính sách được thiết lập một cách chặt chẽ và được thực hiện tốt thì sẽ tuyển dụng được những người cán bộ có năng lực, trình độ và phẩm chất tốt bổ sung cho lực lượng cán bộ nói chung và cán bộ công chức của ngành nói riêng; Ngược lại, nếu các cơ chế, chính sách trong sử dụng, tuyển dụng cán bộ công chức chưa nhận được sự quan tâm đúng mức thì sẽ rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện để lựa chọn được những người đủ năng lực và phẩm chất bổ sung cho lực lượng cán bộ công chức của ngành.

- Đổi mới cơ bản chính sách đãi ngộ về vật chất đối với cán bộ Nhà nước nói chung, cán bộ làm công tác lao động thương binh xã hội nói riêng. Căn cứ vào từng loại cán bộ công chức, viên chức, vào trình độ, số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác của mỗi người mà đảm bảo các chế độ tiền lương, phụ cấp, điều kiện và phương tiện làm việc .... Tiền lương là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích công chức làm việc với năng suất và hiệu quả. Ngoài ra các yếu tố sau thuộc yếu tố về phía bản thân người cán bộ công chức cũng ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thi hành công vụ: Mức lương thưởng; công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực; đánh giá và ghi nhận trình độ, năng lực cán bộ; mối quan hệ trong cơ quan, đơn vị; sự phù hợp công việc với trình độ chuyên môn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh lai châu​ (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)