5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Lai Châu
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về xây dựng và nâng cấp chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Một là, Nhà nước cần ban hành đồng bộ các văn bản pháp quy để thống nhất trong việc xây dựng, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức
nói chung, đội ngũ cán bộ CCVC ngành lao động, thương binh và xã hội nói riêng. Vì các văn bản này là cơ sở pháp lý để tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, điều động luân chuyển cán bộ công chức, viên chức của ngành.
Hai là, ngành lao động, thương binh và xã hội cần xây dựng được Đề án vị trí việc làm, xác định rõ vị trí việc làm của ngành, tiêu chuẩn, yêu cầu khung năng lực của mỗi vị trí việc làm, để làm cơ sở sắp xếp, bố trí cán bộ công chức, viên chức đáp ứng vị trí việc làm, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Ba là, ngành phải xây dựng được tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo từ tỉnh xuống huyện, đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành được giao để bố trí, bổ nhiệm và sử dụng đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý hiệu quả hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về lĩnh vực công tác của ngành.
Bốn là, thực hiện phân cấp mạnh về công tác quản lý cán bộ công chức, viên chức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức thuộc ngành quản lý, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác tuyển dụng, lựa chọn, sử dụng, đánh giá cán bộ công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Sở, Phòng Lao động -TBXH các huyện, thành phố.
Năm là, đẩy mạnh việc đánh giá cán bộ công chức, viên chức một cách khách quan, dân chủ, đánh giá đúng người, đúng việc. Kiên quyết đưa ra khỏi đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành những người không có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống suy thoái, tinh gọn bộ máy và biên chế, nâng cao hiệu quả trong điều hành, quản lý.
Sáu là, có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ công chức, viên chức, giải quyết chính sách cán bộ đầy đủ, chính xác, có cơ chế trọng dụng và sử dụng người tài.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết được mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015 như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015?
- Giải pháp gì để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở 8 phòng chuyên môn của cơ quan văn phòng sở: Văn phòng, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Thanh tra Sở, Phòng Bảo trợ xã hội - người có công, Phòng Dạy nghề, Phòng chính sách Lao động - Việc làm, Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Phòng phòng chống tệ nạn xã hội; 06 đơn vị trực thuộc Sở: Trường Trung cấp nghề Dân tộc Nội trú tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm, Trung tâm Cai nghiện bắt buộc tỉnh, Trung tâm Bảo trợ xã hội, Quỹ Bảo trợ trẻ em, Trung tâm Đón tiếp thân nhân liệt sỹ - điều dưỡng người có công với cách mạng và 8 Phòng Lao động -TBXH các huyện, thành phố: Phòng Lao động -TBXH huyện Tam Đường, Phòng Lao động -TBXH huyện Tân Uyên, Phòng Lao động -TBXH huyện Than Uyên, Phòng Lao động -TBXH huyện Phong Thổ, Phòng Lao động -TBXH huyện Sìn Hồ, Phòng Lao động -TBXH huyện Nậm Nhùn, Phòng Lao động -TBXH huyện Mường Tè, Phòng Lao động -TBXH thành phố Lai Châu.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Thu thập tài liệu, số liệu đã công bố
Nghiên cứu sử dụng các tài liệu và thông tin đã công bố của Sở Nội vụ, UBND, Cục thống kê tỉnh Lai Châu, Sở Lao động, thương binh và xã hội để phân tích, đánh giá trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội.
2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Để thu thập số liệu nhằm đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội Lai Châu ta sử dụng điều tra chọn mẫu, với quy mô mẫu là toàn thể cán bộ công chức, viên chức của ngành 241 người, xác suất điều tra chọn mẫu 7,6%.
Áp dụng công thức n = N/{1+ N(e2)} n: là mẫu điều tra N: Quy mô mẫu e: Xác xuất mẫu
Như vậy, n = 241/{1+241(0,0762)} = 100
Điều tra qua bộ phận một cửa người dân đến giải quyết công việc với quy mô là 67 người, xác suất mẫu 10%. Áp dụng công thức trên, ta được
n= 67/{1 + 67(0,01)} = 40
Ta sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, loại chọn mẫu phân tầng để tiến hành điều tra. Cách phân tầng để điều tra là phân ra đối tượng lãnh đạo Sở, đối tượng lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở; trưởng phó phòng Lao động –TBXH các huyện, đội ngũ chuyên viên của Sở, của huyện.
Phương pháp điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi (phiếu điều tra) đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lai Châu, cụ thể như sau:
Tổng số cán bộ công chức ngành Lao động- TBXH được điều tra là: 100 người, chiếm tỷ lệ trong tổng số cán bộ công chức của ngành tại cấp tỉnh
và cấp huyện thành phố (tính đến hết ngày 31/12/2015). Trong đó, điều tra Lãnh đạo sở, Trưởng phòng, phó trưởng phòng của sở, Giám đốc, phó giám đốc các đơn vị trực thuộc 35 người, chiếm tỷ lệ 35% trong tổng số phiếu điều tra; điều tra Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Lao động TBXH huyện là 10 người, chiếm tỷ lệ 10% và điều tra đội ngũ chuyên viên (không giữ chức vụ) là 55 người, chiếm tỷ lệ 55% trong tổng số phiếu điều tra.
Số phiếu điều tra cho các nhóm đối tượng được tổng hợp tại Bảng 2.1
Bảng 2.1. Số phiếu điều tra ở các nhóm đối tƣợng
Diễn giải Số phiếu điều tra
1. Cán bộ công chức ngành Lao động TBXH 100
- Lãnh đạo Sở 4
- Trưởng phòng và Phó trưởng phòng của Sở 16
- Giám đốc, PGĐ các đơn vị trực thuộc 15
- Trưởng phòng, PTP Lao động TBXH các huyện thành phố
10 - Chuyên viên (không giữ chức vụ), trong đó:
Chuyên viên Sở
Chuyên viên các đơn vị trực thuộc
Chuyên viên thuộc phòng LĐTBXH các huyện, thành phố
55
19 16 20
2. Ngƣời dân (tham gia dịch vụ hành chính công) 40
Tổng 140
Số liệu mới được tiến hành thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm với đội ngũ cán bộ công chức ngành Lao động- TBXH ở cấp tỉnh và cấp huyện.
a. Phiếu điều tra cán bộ công chức, viên chức: Số lượng phiếu: 100
- Điều tra cán bộ cấp Sở: 39 phiếu, trong đó: + Lãnh đạo sở: 4 phiếu.
+ Trưởng phòng và Phó trưởng phòng của Sở: 16 phiếu. + Chuyên viên: 19 phiếu.
- Điều tra tại các đơn vị trực thuộc Sở: 31 phiếu, trong đó: + Giám đốc, Phó giám đốc: 15 phiếu.
+ Chuyên viên: 16 phiếu.
- Điều tra tại các Phòng Lao động TBXH: 30 phiếu, trong đó: + Trưởng phòng, PTP Lao động TBXH: 10 phiếu.
+ Chuyên viên: 20 phiếu.
* Nội dung điều tra
- Các thông tin cơ bản: tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và quản lý Nhà nước…;
- Vị trí và thời gian đảm nhận chức vụ hiện tại;
- Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: khối lượng, chất lượng công việc, tiến độ hoàn thành và hiệu quả công việc...;
- Trình độ hiểu biết kiến thức: nắm được đường lối, chính sách chung của Đảng và Nhà nước; kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ của ngành...;
- Năng lực chuyên môn: hiểu biết sâu sắc những văn bản chính sách của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực Lao động- việc làm và xã hội; những nguyên tắc cơ bản của hành chính Nhà nước, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, khả năng nhận diện và phát hiện vấn đề...;
- Năng lực quản lý và lãnh đạo: xây dựng kế hoạch, xây dựng chính sách và kế hoạch thực hiện...;
- Các kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ được giao: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng quan sát, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện...;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
- Ảnh hưởng của các yếu tố chính sách, tuyển dụng, quản lý và thu hút nhân tài;
b. Phiếu điều tra người dân (thông qua bộ phận một cửa) - Số lượng phiếu: 40
* Nội dung điều tra
- Các thông tin cơ bản: tên, chỗ ở, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa...; - Đánh giá đội ngũ cán bộ công chức ngành Lao động- TBXH: thái độ, tác phong, tính chuyên nghiệp, đạo đức công vụ.
Đạo đức công vụ:
+ Cán bộ công chức có thái độ hách dịch, cửa quyền hay không?
+ Cán bộ công chức có gây khó khăn, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính công hay không?
+ Cán bộ công chức có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực hay không?
Tính chuyên nghiệp:
+ Đánh giá kết quả giải quyết công việc của cán bộ công chức: có nhanh và đúng hẹn không?
Trước khi tiến hành điều tra chính thức, nghiên cứu đã tiến hành điều tra thử để xây dựng và hoàn thiện lại các nội dung trong biểu phiếu điều tra.
2.2.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công tác tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ; cán bộ quản lý ở các đơn vị trực thuộc các cấp chính quyền, từ đó rút ra nhận xét, đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp tổng hợp thông tin
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính để lập thành các bảng biểu, đồ thị. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp. Căn cứ vào nội dung phản ánh, loại đồ thị được sử dụng là đồ thị hình cột.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin * Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả trong luận văn để đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội về kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc. Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả thực trạng, nhận dạng đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội trong quá trình làm việc.
* Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh giữa thực tế năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội với năng lực mà họ cần phải có trong tương lai để đáp ứng yêu cầu công việc. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội trong thời gian tới.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
* Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức, viên chức:
- Quy mô cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị...
Ý nghĩa nhóm chỉ tiêu này phản ánh được cơ bản số lượng, mô tả được những vấn đề định lượng về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nó mang ý nghĩa ngoại biên về chất lượng.
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: tỷ lệ công chức ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp;
- Trình độ lý luận chính trị: tỷ lệ công chức ở các trình độ cao cấp, trung cấp và sơ cấp lý luận chính trị; tỷ lệ công chức là đảng viên, không là đảng viên;
- Trình độ ngoại ngữ và tin học ở bậc đại học và chứng chỉ;
- Tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp: kỹ năng quan hệ, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng điều hành quản lý hành chính;
- Tiêu chí về kinh nghiệm công tác: tỷ lệ cán bộ công chức ở các mức thâm niên công tác khác nhau.
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh chất lượng, những tiêu chí để đo lường nội hàm chất lượng cán bộ công chức, viên chức. Tập trung sử dụng phân tích, đánh giá những tiêu chí này nhằm đánh giá cơ bản chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong ngành.
* Nhóm tiêu chí đánh giá giải pháp quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức
- Số lượng và tỷ lệ đội ngũ cán bộ công chức được bổ sung vào trong quy hoạch;
- Số lượng và tỷ lệ cán bộ công chức đưa ra ngoài quy hoạch. - Số lượng, tỷ lệ cán bộ công chức đã quy hoạch được bổ nhiệm
Nhóm tiêu chí này để phân tích các vấn đề về quy hoạch cán bộ công chức, viên chức ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ và đề ra giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá giải pháp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- Số lượng và tỷ lệ đội ngũ cán bộ công chức ngành Lao động - TBXH được đào tạo và bồi dưỡng hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ (lĩnh vực Lao động, việc làm, dạy nghề, kế toán, công tác xã hội…), trình độ quản lý Nhà nước và các kiến thức khác có liên quan.
Nhóm tiêu chí này để phân tích các vấn đề về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ và đề ra giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức
- Số lượng và tỷ lệ công chức được tuyển dụng mới - Trình độ của cán bộ công chức được tuyển dụng mới
Nhóm tiêu chí này để phân tích các vấn đề về tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ và đề ra giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
- Số lượng và tỷ lệ cán bộ công chức bố trí đúng chuyên môn được đào tạo - Số lượng và tỷ lệ cán bộ công chức chưa bố trí đúng chuyên môn được đào tạo
Nhóm tiêu chí này để phân tích các vấn đề về đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ công chức, viên chức ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ và đề ra giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG, THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH LAI CHÂU
3.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý: Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 450 km về phía Đông Nam, có tọa độ địa lý từ 21o51’ đến 22o49’ vĩ độ Bắc và 102o19’ đến 103o59’ kinh độ Đông; phía