Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh lai châu​ (Trang 55 - 57)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

* Vị trí địa lý: Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đơ Hà Nội khoảng 450 km về phía Đơng Nam, có tọa độ địa lý từ 21o51’ đến 22o49’ vĩ độ Bắc và 102o19’ đến 103o59’ kinh độ Đơng; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đơng và phía Đơng Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La. Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, phía Đơng là dãy núi Hồng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã, giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn thuộc lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi dài 400 km chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa (Thanh Hóa). Có nhiều cao nguyên, sơng suối, sơng có nhiều thác ghềnh, dịng chảy lưu lượng lớn nên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Có 265,095 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý và an ninh quốc phịng trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Khí hậu mang tính chất gió mùa chí tuyến, ngày nóng, đêm lạnh. Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khơ bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp, nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC- 23ºC. Lượng mưa bình quân năm từ 2.500-2.700 mm, phân bố không đều, hướng gió chủ yếu là gió Tây và gió Đơng Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đơng Bắc.

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2 diện tích tự nhiên; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Lai Châu và các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phường và 07 thị trấn (tăng 01 huyện, 03 xã và 02 phường).

Đất ở Lai Châu chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng và vàng nhạt phát triển trên đất cát, đất sét và đá vơi, có kết cấu chặt chẽ. Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 84.209,3 ha, chiếm 9,28% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Diện tích rừng và đất rừng của Lai Châu chiếm tới 35% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh, thuộc loại rừng nhiệt đới với quần thể thực vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơ mu… các loại đặc sản như thảo quả, cọ khiết (cây cánh kiến), song, mây, sa nhân… và nhiều loại động vật quý hiếm như tê giác, bị tót, vượn, hổ, cơng, gấu…

- Tài nguyên nước: là vùng thượng lưu sông Đà, lượng mưa lớn nên mật độ sông suối cao từ 5,5- 6 km/km2, ngồi ra cịn có nhiều sơng, suối khác có lưu lượng nước lớn như:

+ Sơng Nậm Na (diện tích lưu vực khoảng 2.190 km2) chảy qua các địa bàn gồm toàn bộ huyện Phong Thổ, khu vực Tam Đường, phần tây Bắc của Sìn Hồ với mơ đun dịng chảy trung bình 40-80 m3/s.

+ Sơng Nậm Mạ chảy qua tồn bộ các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, tổng diện tích lưu vực khoảng 930 km2, độ dốc khá nhỏ, chế độ dòng chảy thuận, mơ đun trung bình đạt 50 m3

/s.

+ Sơng Nậm Mu chảy dọc theo thung lũng Bình Lư, Than Un có diện tích lưu vực khoảng 170 km2, mơ đun dịng chảy mùa kiệt đạt 8 m3/s, mùa lũ đạt 12-14 m3

Nước mặt là nguồn tài nguyên lớn để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời là nguồn thủy năng lớn để phát triển thủy điện, trong đó có thủy điện Lai Châu với công suất 1.200MW, lượng điện bình quân 4.704 triệu kWh/năm, thủy điện Huổi Quảng 560MW, thủy điện Bản Chát 200MW và khoảng 20 cơng trình thủy điện nhỏ có cơng suất từ 3-30MW.

- Khoáng sản Lai Châu với hơn 120 điểm khoáng sản, chủng loại rất phong phú, phân bố đều khắp ở các địa phương: đất hiếm (trữ lượng trên 20 triệu tấn) tập trung ở xã Nậm Xe (Phong Thổ); các điểm quặng kim loại màu (đồng, chì, kẽm) với trữ lượng khoảng 6.000-8.000 tấn tập trung ở khu vực Sin Cai, Bản Lang, Tam Đường; các điểm quặng sắt (Huổi Luông - Phong Thổ), đồng (Ma Ly Pho - Phong Thổ), nhơm (Nậm Mạ - Sìn Hồ)… vàng ở Chinh Sáng, Bản Bo (Tam Đường), Noong Hẻo, Pu Sam Cáp (Sìn Hồ); nguyên vật liệu xây dựng: đá lợp, đá vơi, đá đen, đá trắng, trong đó đá vơi có trữ lượng lớn, hàm lượng ơxít can xi cao có thể phát triển cơng nghiệp sản xuất xi măng với quy mơ lớn; nước khống với các điểm ở Vàng Bó, Mường So (Phong Thổ), Nà Đơng, Nà Đon (Tam Đường), Vàng Bơ (Than Uyên)…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh lai châu​ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)