Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh lai châu​ (Trang 48 - 51)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1. Thu thập tài liệu, số liệu đã công bố

Nghiên cứu sử dụng các tài liệu và thông tin đã công bố của Sở Nội vụ, UBND, Cục thống kê tỉnh Lai Châu, Sở Lao động, thương binh và xã hội để phân tích, đánh giá trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội.

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Để thu thập số liệu nhằm đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội Lai Châu ta sử dụng điều tra chọn mẫu, với quy mơ mẫu là tồn thể cán bộ cơng chức, viên chức của ngành 241 người, xác suất điều tra chọn mẫu 7,6%.

Áp dụng công thức n = N/{1+ N(e2)} n: là mẫu điều tra N: Quy mô mẫu e: Xác xuất mẫu

Như vậy, n = 241/{1+241(0,0762)} = 100

Điều tra qua bộ phận một cửa người dân đến giải quyết công việc với quy mô là 67 người, xác suất mẫu 10%. Áp dụng công thức trên, ta được

n= 67/{1 + 67(0,01)} = 40

Ta sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, loại chọn mẫu phân tầng để tiến hành điều tra. Cách phân tầng để điều tra là phân ra đối tượng lãnh đạo Sở, đối tượng lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở; trưởng phó phịng Lao động –TBXH các huyện, đội ngũ chuyên viên của Sở, của huyện.

Phương pháp điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi (phiếu điều tra) đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lai Châu, cụ thể như sau:

Tổng số cán bộ công chức ngành Lao động- TBXH được điều tra là: 100 người, chiếm tỷ lệ trong tổng số cán bộ công chức của ngành tại cấp tỉnh

và cấp huyện thành phố (tính đến hết ngày 31/12/2015). Trong đó, điều tra Lãnh đạo sở, Trưởng phịng, phó trưởng phịng của sở, Giám đốc, phó giám đốc các đơn vị trực thuộc 35 người, chiếm tỷ lệ 35% trong tổng số phiếu điều tra; điều tra Trưởng phịng, Phó trưởng phịng Lao động TBXH huyện là 10 người, chiếm tỷ lệ 10% và điều tra đội ngũ chuyên viên (không giữ chức vụ) là 55 người, chiếm tỷ lệ 55% trong tổng số phiếu điều tra.

Số phiếu điều tra cho các nhóm đối tượng được tổng hợp tại Bảng 2.1

Bảng 2.1. Số phiếu điều tra ở các nhóm đối tƣợng

Diễn giải Số phiếu điều tra

1. Cán bộ công chức ngành Lao động TBXH 100

- Lãnh đạo Sở 4

- Trưởng phịng và Phó trưởng phịng của Sở 16

- Giám đốc, PGĐ các đơn vị trực thuộc 15

- Trưởng phòng, PTP Lao động TBXH các huyện thành phố

10 - Chuyên viên (không giữ chức vụ), trong đó:

Chuyên viên Sở

Chuyên viên các đơn vị trực thuộc

Chuyên viên thuộc phòng LĐTBXH các huyện, thành phố

55

19 16 20

2. Ngƣời dân (tham gia dịch vụ hành chính cơng) 40

Tổng 140

Số liệu mới được tiến hành thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm với đội ngũ cán bộ cơng chức ngành Lao động- TBXH ở cấp tỉnh và cấp huyện.

a. Phiếu điều tra cán bộ công chức, viên chức: Số lượng phiếu: 100 - Điều tra cán bộ cấp Sở: 39 phiếu, trong đó:

+ Lãnh đạo sở: 4 phiếu.

+ Trưởng phịng và Phó trưởng phịng của Sở: 16 phiếu. + Chuyên viên: 19 phiếu.

- Điều tra tại các đơn vị trực thuộc Sở: 31 phiếu, trong đó:

+ Giám đốc, Phó giám đốc: 15 phiếu. + Chuyên viên: 16 phiếu.

- Điều tra tại các Phịng Lao động TBXH: 30 phiếu, trong đó:

+ Trưởng phòng, PTP Lao động TBXH: 10 phiếu. + Chuyên viên: 20 phiếu.

* Nội dung điều tra

- Các thông tin cơ bản: tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị và quản lý Nhà nước…;

- Vị trí và thời gian đảm nhận chức vụ hiện tại;

- Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: khối lượng, chất lượng công việc, tiến độ hồn thành và hiệu quả cơng việc...;

- Trình độ hiểu biết kiến thức: nắm được đường lối, chính sách chung của Đảng và Nhà nước; kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ của ngành...;

- Năng lực chuyên môn: hiểu biết sâu sắc những văn bản chính sách của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực Lao động- việc làm và xã hội; những nguyên tắc cơ bản của hành chính Nhà nước, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, khả năng nhận diện và phát hiện vấn đề...;

- Năng lực quản lý và lãnh đạo: xây dựng kế hoạch, xây dựng chính sách và kế hoạch thực hiện...;

- Các kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ được giao: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng quan sát, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện...;

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;

- Ảnh hưởng của các yếu tố chính sách, tuyển dụng, quản lý và thu hút nhân tài;

b. Phiếu điều tra người dân (thông qua bộ phận một cửa)

- Số lượng phiếu: 40

* Nội dung điều tra

- Các thơng tin cơ bản: tên, chỗ ở, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa...; - Đánh giá đội ngũ cán bộ công chức ngành Lao động- TBXH: thái độ, tác phong, tính chun nghiệp, đạo đức cơng vụ.

Đạo đức cơng vụ:

+ Cán bộ cơng chức có thái độ hách dịch, cửa quyền hay không?

+ Cán bộ cơng chức có gây khó khăn, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính cơng hay khơng?

+ Cán bộ cơng chức có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực hay khơng?

Tính chun nghiệp:

+ Đánh giá kết quả giải quyết công việc của cán bộ công chức: có nhanh và đúng hẹn khơng?

Trước khi tiến hành điều tra chính thức, nghiên cứu đã tiến hành điều tra thử để xây dựng và hoàn thiện lại các nội dung trong biểu phiếu điều tra.

2.2.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công tác tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ; cán bộ quản lý ở các đơn vị trực thuộc các cấp chính quyền, từ đó rút ra nhận xét, đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh lai châu​ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)