Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức,viên chức
4.3.2. Cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội Lai Châu
Với đặc thù là một tỉnh miền núi, được chia tách và thành lập từ năm 2004, điều kiện giao thơng đi lại, kinh tế xã hội cịn nhiều khó khăn. Trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lai Châu có nhiều cơ hội, cũng như thách thức đặt ra.
* Về cơ hội
Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành trẻ, khỏe do đa số mới được tuyển dụng lúc chia tách thành lập tỉnh, được đào tạo cơ bản, là động thực để thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành.
Lai Châu là tỉnh miền núi nghèo nên dễ được quan tâm đầu tư nguồn lực cho công tác cán bộ từ Trung ương.
Đảng, Nhà nước ngày càng quan tâm đến công tác cán bộ, nhất là việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức nên cũng mở ra cho ngành nhiều cơ hội thuận lợi để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành.
* Về thách thức:
Lai Châu là tỉnh được thành lập trên cơ sở chia tách tỉnh cũ, dân số ít, định mức biên chế của ngành được giao thấp hơn các tỉnh khác trong cả nước nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ công chức, viên chức của ngành.
Dân trí khơng đồng đều, nhiều dân tộc thiểu số, việc bố trí con em là người địa phương vào cơng tác của ngành cịn khó khăn, đầu vào thấp.
Là tỉnh xa các trung tâm văn hóa, chính trị, xa các cơ sở đào tạo có uy tín nên thách thức khơng nhỏ trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành.
Việc thực hiện các chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành phụ thuộc rất nhiều vào nguồn Ngân sách Trung ương cấp, do đó gây ra thách thức trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ngành.
Cán bộ công chức, viên chức của ngành đa số trẻ, một số được điều động từ tỉnh cũ sang đã nghỉ chế độ hoặc sắp nghỉ chế độ, dẫn đến trong thời gian tới sẽ có thể thiếu hụt nguồn nhân lực có kinh nghiệm, hiện tại số lượng thay thể chưa đáp ứng được nhiều.