Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 34)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tạ

mới tại các địa phương trong nước

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn mới ở huyện Gia Lâm, Hà Nội

Gia Lâm là huyện cận kề nội thành Hà Nội, nơi có môi trường và điều kiện địa lý tự nhiên – kinh tế xã hội khá thuận lợi, tạo nguồn lực quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn. Cơ chế quản lý cũ đã làm cho nền kinh tế nông thôn Gia Lâm kém phát triển, không phát huy được những lợi thế của mình có, cuộc sống nông thôn còn nghèo, nhiều ngành nghề truyền thống có nguy cơ mai một.

toàn diện, tình hình kinh tế xã hội của vùng nông thôn huyện Gia Lâm đạt nhiều thành tựu to lớn. sản xuất nông nghiệp – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển toàn diện, trong đó công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ có tốc độ phát triển cao hơn. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa của nền kinh tế thị trường.

Những biến đổi về kinh tế đã làm thay đổi căn bản bộ mặt xã hội nông thôn Gia Lâm. Nhân tố cơ bản , đầu tiên, quyết định sự chuyển biến kinh tế xã hội nông thôn Gia Lâm là do chủ trương đường lối chính sách đổi mới của Đảng ngày càng hoàn thiện. Chính nhờ sự đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế nông thôn đã tạo điều kiện để người lao động ở nông thôn có thể “ cởi trói” để phát huy tính năng động sáng tạo trong lao động, quản lý sản xuất, quản lý nông thôn.

Để sự nghiệp CNH – HĐH nông thôn Gia Lâm phát triển hiệu quả và bền vững cũng như để phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình CNH – HĐH, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, địa phương đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản đó là:

+ Xây dựng và củng cố môi trường chính trị - xã hội của địa phương luôn ổn định, khắc phục những nguyên nhân yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở. khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trương hình thức, tình trạng quan liêu xa dân của của một bộ phận chính quyền cơ sở.

+ Tiến hành quy hoạch nông nghiệp tập trung có trọng điểm: Trong xu thế hội nhập kinh tế với bên ngoài, thì việc tìm ra mô hình, cách làm ăn mới hiệu quả hơn, chính quy hơn, hoạt động theo quy luật của nền kinh tế thị trường trong điều kiện đo thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần . Nên việc quy hoạch và đầu tư phát triển nông nghiệp tập trung có trọng điểm theo hương nông nghiệp sinh thái bền vững, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả văn hóa – xã hội – môi trường là rất cần thiết.

+ Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường: Để giải quyết nạn ô nhiễm mội trường đang ngày một trầm trọng tại một số khu vực huyện, chính quyền địa phương đưa ra những biện pháp thật cụ thể. Đối với vùng với vùng chăn nuôi hàng hóa, tạo điều kiện

khuyến khích nông dân xây bể khí Biôga. Đây là phương pháp thiết thực hiệu quả nhất, nhằm giải quyết tận gốc nạn ô nhiễm môi trường của rác thải, phân gia súc.

+ Sử dụng hiệu quả nguồn vốn: Là vùng nông thôn có tốc độ đô thị hóa cao, trước tình trạng một bộ phận nông dân có tư tưởng “ ăn xổi, ở thì” địa phương giao cho các tổ chức đoàn thể tham mưu, tư vấn cho các hộ có tiền do được đền bù đất theo hướng: Đầu tư chuyển đổi nghề nghiệp, kế đó là đầu tư cho con em học nghề, và cuối cùng là khuyến cáo bà con gửi tiền vào ngân hàng để ;lấy lãi và bảo toàn đồng vốn. Tăng cường giáo dục, nâng cao dân trí, sự hiểu biết cho người dân, dặc biệt là với tầng lớp thanh niên, định hướng cho họ cách sống và sinh hoạt lành mạnh,phát huy tính năng động, tự tin, dễ thích ứng, ham học hỏi….tiềm ẩn trong lớp trẻ.

Giải quyết tốt các vấn đề trên huyện Gia Lâm đã có những thay đổi căn bản trong sự phát triển tăng trưởng kinh tế nông thôn. Trên cơ sở thực tiễn cho thấy: sự tiến bộ xã hội và sự phát triển kinh tế không những không tách rời nhau mà còn gắn kết với nhau và tác động lẫn nhau. Sự tăng trưởng kinh tế là sở chủ yếu, là điều kiện vật chất để thực hiện các mục tiêu xã hội, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Cơ chế mới trong thời kỳ đổi mới đã tạo ra những điều kiện khách quan làm cho người nông dân Gia Lâm phát huy được thế mạnh sẵn có, tiềm ẩn trong mỗi con người, góp phần quan trọng để Gia Lâm phát huy được nguồn lực con người, đạt được những thành tựu lớn lao trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn mới ở huyện Tứ Kỳ, Hải Dương

Tứ Kỳ là một huyện thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hải Dương. Là huyện nghèo, nhưng có điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Huyện xác định phát triển kinh tế nông nghiệp phải gắn với nông thôn và nông dân.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, huyện Tứ Kỳ đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị xã hội. Kinh tế phát triển với nhịp độ khá. Với những chính sách cởi mở, kinh tế của huyện Tứ Kỳ đang từng bước ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của huyện.

Trong vòng 2 năm tiến hành xây dựng nông thôn mới (2008 - 2010), bộ mặt nông thôn ở Tư Kỳ đã có những thay đổi đáng kể: trong huyện không còn nhà tranh tre, vách đất, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao. Thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, tốc độ tăng thu nhập bình quân hàng năm khoảng 10%. Y tế, giáo dục được cải thiện, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nâng cao trình độ dân trí ngày càng được chính quyền quan tâm.

Để phát triển kinh tế nông thôn nói riêng và xây dựng phát triển kinh tế nói chung, Tứ Kỳ đưa ra các giải pháp tổng hợp đó là.

Thứ nhất: Quy hoạch lại vùng nông thôn. Xây dựng và phát triển nông thôn là vấn đề phức tạp và rộng lớn. Nó liên quan đến nhiều ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. Thiếu sự quan tâm đến việc xây dựng và phát triển nông thôn sẽ gây nên những lãng phí to lớn về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, sức lao động làm ảnh hưởng đến hiệu quả và tốc độ phát triển kinh tế xã hội nói chung, vì vậy công tác quy hoạch phát triển nông thôn phải đặc biệt chú trọng. Bao gồm: Xây dựng quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và nông thôn; Xây dựng quy trình dự án đầu tư phát triển nông thôn; Xây dựng quy hoạch ngành nông nghiệp; Xây dựng quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp.

Quy hoạch phải gắn với quy hoạch chung và linh hoạt không thể cứng nhắc. Phải có sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư từ ý tưởng quy hoạch đến huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện và quản lý quá trình xây dựng đảm bảo sự hài hòa thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho sản xuât nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ với quy hoạch phát triển hạ tầng KT – XH và quy hoạch khu dân cư. Đồng thời đảm bảo lưu giữ được giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Thứ hai: Phát triển hạ tầng kinh tế: Muốn phát triển nông thôn nhất định phái xây dựng CSHT ngày càng hiện đại và phải có hệ thống mạng lưới giao thông phát triển hợp lý với khả năng phát triển của từng vùng, từng địa phương. Phát triển giao thông nông thôn gắn với mạng lưới giao thông quốc gia, mạng lưới giao thông của tỉnh tạo điều kiện cho sinh hoạt của nhân dân và lưu thông hàng hóa tới mọi vùng.

Thứ ba: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với chủ trương phát triển kinh tế huyện theo hướng nông nghiệp hiện đại đồng thời phát triển công nghiệp dịch vụ

trên cơ sở quy hoạch CSHT. Phát triển công nghiệp dịch vụ đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm nông sản của nông dân.

Hướng dẫn nhân dân dồn điền đổi thửa, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, lựa chọn mô hình, phương án sản xuất có hiệu quả, cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch phát huy tiểm năng thế mạnh của địa phương, sản xuất hàng hóa nông sản có lợi thế, có giá trị, sức cạnh tranh cao. Nâng cao hiệu quả kinh tế hộ, phát triển các trang trại sản xuất hàng hóa liên doanh liên kết với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện.

Thứ tư: Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Tăng cường các hoạt động dạy nghề, nâng cao số lượng và chất lượng lao động. Tiếp tục đề ra các chính sách thu hút nhân tài, thu hút sinh viên sau khi ra trường quay về phục vụ cho việc phát triển kinh tế huyện. Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ thôn, xã làm công tác xây dựng nông thôn mới.

Thứ năm: Phát triển nâng cao chất lượng môi trường nông thôn: huyện đã triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường, ngăn chặn hoạt động gây mất cân bằng sinh thái như: tuyên truyền nhân dân không vứt rác bừa bãi, tuân thủ đúng quy định của luật bảo vệ môi trường. Xây dựng nhà vệ sinh chuồng trại chăn nuôi đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, có hệ thống xử lý rác thải trong chăn nuôi…

Thứ sáu: Xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh ở nông thôn: Gìn giữ bản sắc dân tộc, đấu tranh chống các tiêu cực xã hội và tệ nạn xã hội, thi đua xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, lối sống văn hóa trong nhân dân…

Thứ bảy: Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội. Theo hướng phát huy cao độ tinh thần sáng tạo của nông dân. Người dân tự bàn bạc lựa chọn công việc ưu tiên tự triển khai thực hiện và hưởng lợi theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”. Phát huy vai trò làm chủ của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cụm dân cư, thôn xóm.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Ba Chẽ

Điều cốt yếu đảm bảo công nghiệp hóa nông thôn (quá trình chuyển dịch công nghiệp từ đô thị về nông thôn) thành công là phải xây dựng để có được một khu nông nghiệp, nông thôn vững chắc và phát triển, kết cấu hạ tâng kinh tế - xã

hội đồng bộ và hiện đại, chất lượng nguồn nhân lực cao để nông thôn trở thành địa bàn đầu tư sinh lợi và thị trường có sức tiêu thụ khá hơn đối với doanh nghiệp công nghiệp.

Vai trò của Nhà nước là đặc biệt quan trọng trong điều tiết chính sách vĩ mô, hướng tới đảm bảo điều kiện cho các yếu tố ảnh hưởng đến phát huy tác dụng tốt nhất. Ở Việt Nam, trong những năm qua, một số kinh nghiệm của các nước đã được nghiên cứu, áp dụng. Tuy nhiên, tính nhất quán đồng bộ trong xây dựng các chính sách còn nhiều hạn chế, chỉ đạo thực hiện ở cơ sở còn thiếu bất cập nên thành công còn hạn hẹp.

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của của các quốc gia trên thế giới và các địa phương khác của nước ta trong việc phát triển nông nghiệp có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế nông nghiệp trong qua trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ như sau:

Thứ nhất: Cần nhận thức đúng vai trò của phát triển kinh tế nông thôn. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy việc xác định đúng mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa đất nước có ý nghĩa vô cùng qua trọng. Dù nền khoa học công nghệ của thế giới có phát triển như thế nào cũng không thể xóa bỏ vai trò của ngành nông nghiệp. Nông nghiệp và công nghiệp là hai ngành có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung cần phải chú trọng phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp. Việc xác định đúng mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa là bài học vô cùng có ý nghĩa.

Thứ hai: Cần đầu tư thích đáng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn: Khu vực nông nghiệp nông thôn là khu vực kém phát triển nhất so với các khu vực khác về mọi mặt. Do yêu cầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, từ trước đền nay hầu hết các quốc gia đều giành phần lớn các nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ, vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp nông thôn là rất hạn chế. Trong khi đó đây lại là ngành đòi hỏi vốn lớn, thời gian đầu tư lâu dài. Vì vậy bài học rút ra cho huyện Ba Chẽ là: cần phải có những chính sách đầu tư một cách hợp lý, hiệu quả cho khu vực

nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thứ ba: Phát triển nông nghiệp phải gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường. Ngành nông nghiệp là ngành có liên quan trực tiếp tới các điều kiện tài nguyên môi trường. Cụ thể ở đây đó là quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan trực tiếp đến các yếu tố tài nguyên như đất, nước, rừng, thủy hải sản … Bên cạnh đó khu vực nông nghiệp, nông thôn là khu vực có trình độ dân trí thấp. Do trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, trình độ sản xuất của người sản xuất còn hạn chế nên trong quá trình sản xuất các yếu tố đầu vào của sản xuất đã bị sử dụng một cách thiếu tổ chức, thiếu khoa học. Cụ thể ở đây đó là sự ô nhiễm nguồn nước, sự suy thoái đất nông nghiệp do lạm dụng hóa chất, diện tích rừng giảm do chặt phá để lấy đất trồng cây công nghiệp, sự cạn kiệt của nguồn lợi thủy sản do khai thác quá mức với những phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt. Hậu quả của những vấn đề trên đang tác động trực tiếp tới toàn bộ khu vực nông nghiệp, nông thôn: Diện tích đất hoang hóa, rừng trọc có diện tích ngày càng tăng, sản lượng đánh bắt thủy hải sản gần bờ có xu hướng giả. Chính vì vậy việc phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bảo vệ tài nguyên môi trường chính là bảo vệ sự phát triển bên vững của ngành nông nghiệp.

Thứ tư: Phát triển nông nghiệp phải phù hợp với quy luật của thị trường, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vỵ ở nông thôn:Thực tiễn đã chứng minh, việc đưa sản phẩm nông nghiệp ra thị trường sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Với nền nông nghiệp tự cung, tự cấp các sản phẩm sản xuất ra chỉ để đáp ứng nhu cầu của người sản xuất. Nhưng đối với nền kinh tế thị trường, mọi sản phẩm sản xuất ra đều phải tuân theo quy định của thị trường sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và lưu thông các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra nó còn thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiêm về cơ bản sản xuất nông nghiệp của nước ta nói chung và của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)