4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu SX nông nghiệp
- Mức độ tăng trưởng kinh tế của huyện, xã. - Cơ cấu kinh tế huyện, xã
- Một số chỉ tiêu bình quân: (Tổng GTSX; Lương thực bình quân/người; Thu nhập bình quân đầu người ...).
- Mức độ thực hiện kế hoạch, tham gia đóng góp nguồn kinh phí. - Tổng hợp nguồn kinh phí nhân dân đóng góp cho các hoạt động.
2.4.2. Chỉ tiêu tăng cường công tác khuyến nông
- Số lượt tuyên truyền khoa học công nghệ một năm? - Số lượt đào tạo nông dân về chương trình khuyến nông? - Số lượng dự án khuyến nông đã và đang triển khai? - Kinh phí dành cho chương trình khuyến nông? - Đội ngũ cán bộ khuyến nông trên địa bàn?
2.4.3. Cơ giới hóa nông nghiệp
- Số lượng máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương? - Tỷ lệ áp dụng máy móc công nghệ trong sản xuất nông nghiệp? - Số lượng các trang trại áp dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất? - Số lượng doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp?
2.4.4. Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
- Số lượng làng nghề truyền thống?
- Số lượng lao động trong làng nghề truyền thống? - Cơ cấu làng nghề truyền thống?
- Số lượng đơn vị sản xuất hoạt động trong làng nghề truyền thống? - Cơ cấu kinh tế của làng nghề truyền thống so với cơ cấu kinh tế địa phương?
2.4.5. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Số lượng lao động nông thôn
- Số lượng khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn? - Tỷ lệ chuyển đổi nghề nghiệp lao động nông thôn?
2.4.6. Kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã
- Số lượng kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã
- Số lượng kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã theo thành phần kinh tế
- Tỷ lệ đóng góp của kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã trong cơ cấu kinh tế địa phương
- Số lượng lao động trong kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã
2.4.7. Phát triển hạ tầng, xã hội và bảo vệ môi trường
a. Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng
Số lượng các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng tại xã nhằm phát triển kinh tế xã.
Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hoá. Trụ sở và nhà văn hoá xã được nâng cấp, xây mới. Tỷ lệ phòng học phổ thông được kiên cố hoá. Số chợ nông thôn được nâng cấp kiên cố hoá Tỷ lệ xã có điểm bưu điện văn hoá xã.
Số thôn có nhà văn hoá.
b. Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội Tỷ lệ tăng, giảm hộ nghèo.
Tỷ lệ đơn vị đạt làng, khu dân cư văn hoá.
Tỷ lệ hộ được dùng nước, sử dụng điện và một số dịch vụ khác.
Mức độ cải thiện về đời sống và điều kiện sinh hoạt: thu nhập bình quân đầu người. Số lao động qua đào tạo.
Số trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. c. Chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo vệ môi trường Tỷ lệ hộ dùng nước sạch.
-Số tổ, đội thu gom rác; điểm thu gom rác. -Tỷ lệ đường thôn xóm được bê tông hóa,...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh mới trên địa bàn Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất Nông nghiệp cho phát triển kinh tế kinh tế
3.2.1.1. Khái quát thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Huyện Ba Chẽ
Như ta đã biết: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là một yếu tố quan trọng, chỉ có chuyển dịch cơ cấu mới tạo ra nhiều công ăn việc làm với nhiều loại sản phẩm hàng hoá đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường, dẫn tới tăng thu nhập cho người lao động và mặt bằng xã hội, chính vì lý do to lớn đó mà Đảng và Nhà nước luôn chú ý quan tâm tới phát triển nông nghiệp. Công cuộc đổi mới kinh tế do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo đã lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá đặc biệt, bắt đầu từ Chỉ thị 100 của Ban Bí thư khoá IV, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI được triển khai, các Chỉ thị Nghị quyết của Đại hội và Hội nghị Trung ương các khoá V; VI; VII; VIII; IX đã đưa đến những thành tựu to lớn trong ngành nông nghiệp nước ta, từ một nước thiếu lương thực triền miên và phải nhập khẩu gạo thì nay đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, lương thực trong nước được đáp ứng thoả mãn. Từ các Nghị quyết và Chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh được HĐND và UBND Huyện Ba Chẽ và các cấp các ngành trong Huyện Ba Chẽ quán triệt thực hiện đưa nhanh vào đời sống của nhân dân.
Bên cạnh đó huyện Ba Chẽ cũng xây dựng đưa ra nhiều chương trình, đề án, nghị quyết kinh tế nhằm phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang một cơ cấu kinh tế mới năng động, hiệu quả và ngày càng gắn với nhu cầu của thị trường. Từng bước đưa nông nghiệp phát triển với một cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là xem xét tỷ lệ giữa trồng trọt với chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Huyện Ba Chẽ giai đoạn năm 2017 – 2019 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC 1. Giá trị sản phẩm Tr. đồng 69.687 78.956 85.209 113,3 107,9 110,6 - Ngành trồng trọt Tr. đồng 47.798 55.244 56.253 115,6 101,8 108,5 - Ngành chăn nuôi Tr. đồng 21.511 23.307 28.309 108,3 121,5 114,7 - Ngành dịch vụ NN Tr. đồng 370 450 720 121,6 160,0 139,5
2. Cơ cấu giá trị sản phẩm % 100 100 100 - - -
- Ngành trồng trọt % 68,58 69,96 66,02 - - -
- Ngành chăn nuôi % 30,86 29,51 33,22 - - -
- Ngành dịch vụ NN % 0,56 0,73 0,76 - - -
( Nguồn: Tính toán theo số liệu niên giám thống kê huyện Ba Chẽ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy sự biến động về giá trị sản phẩm qua 3 năm tăng bình quân là 10,6%/năm tương ứng tăng 7,8 tỷ đồng/năm.
Trong chăn nuôi thì đưa các giống kinh tế cao vào chăn nuôi, trong trồng trọt thì chuyển đổi cơ chế loại cây trồng cho hiệu quả năng suất cao thời vụ ngắn, đẩy mạnh dịch vụ nông nghiệp, từ đó đưa ra mục tiêu để phát triển và xem ngành, loại nào có khả năng để tập trung phát triển. Kinh tế nông nghiệp của Huyện Ba Chẽ lĩnh vực trồng trọt vẫn là chính, tỷ trọng ngành trồng trọt hiện chiếm 66,02% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Trong những năm (2017 - 2019) KTNN phát triển tương đối nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,8%/năm (cao hơn của tỉnh và cả nước) chăn nuôi là ngành có tốc độ tăng trưởng lớn nhất (trên 17,8%/năm). Song do điểm xuất phát thấp nên tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi mới chiếm 33,22% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển chiếm tỷ trọng rất thấp (0,76%). Sự chuyển dịch cơ cấu KTNN của Huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017 - 2019 nhìn tổng thể cả giai đoạn thì sự chuyển dịch cơ cấu tương đối phù hợp với quy luật chung của cả nước (giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ), song sự chuyển dịch còn diễn ra hết sức chậm, mặc dù giá trị sản phẩm của ngành
trong những năm tới Huyện Ba Chẽ cần phải tập trung phát triển lĩnh vực chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn, đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng về chăn nuôi và các nguồn lực của Huyện Ba Chẽ.
3.2.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành
a. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Trong những năm qua sản xuất ngành trồng trọt của Huyện Ba Chẽ đã đạt được những kết quả đáng kể, diện tích, năng suất, sản lượng, một số cây trồng đều tăng.
- Về diện tích: Diện tích gieo trồng của Huyện Ba Chẽ năm 2019 là 14.741 ha tăng so với năm 2017 là 740 ha, tăng khá cao 7,19%. Diện tích lúa vụ xuân trên cơ sở tăng cường đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi tăng vụ xuân trên đất ruộng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đưa một số giống cây trồng có năng suất cao vào vụ xuân. Trong những năm gần đây do phong trào xây dựng trang trại, phát triển kinh tế hộ gia đình nên diện tích trồng cây ăn quả cũng tăng đáng kể. Cụ thể diện tích gieo trồng của từng nhóm cây trồng như sau:
+ Diện tích cây lương thực từ 8.459 ha (năm 2017) lên 8.462 ha (năm 2019) + Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, loại cây trồng chính có ý nghĩa hàng hoá và tham gia vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Huyện Ba Chẽ tăng từ 1446 ha năm 2017 lên 1.730 ha năm 2019. (Chủ yếu là đậu tương và lạc).
+ Diện tích cây ăn quả năm 2019 đạt 271 ha tăng 34 ha so với năm 2017. - Về năng suất, sản lượng : Trong những năm qua việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được tăng cường nên sản xuất các loại cây trồng có sự gia tăng đáng kể. Năng suất lúa năm 2019 tăng 2 tạ/ha so với năm 2017. Năng suất ngô bình quân toàn Huyện Ba Chẽ đạt 18,5 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha so với năm 2017. Năng suất và diện tích tăng đã làm cho sản lượng các loại cây trồng tăng theo, đặc biệt là sản lượng lương thực tăng khá nhanh. Tổng sản lượng quy thóc năm 2019 đạt 15.160 tấn so với năm 2017 là 12.017 tấn (tăng 3.143 tấn), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 - 2019 là 2,5% năm, đưa lượng lương thực sản xuất bình quân trên đầu người từ 337 kg/người/năm lên 370 kg/người/năm. Đó là cố gắng rất lớn của Đảng bộ, chính quyền
giáp hạt.
Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng của Huyện Ba Chẽ giai đoạn năm 2017 – 2019
Chỉ tiêu DT (ha) Cơ cấu ( %) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu ( %) Tốc độ phát triển (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC - Tổng diện tích 13.751 100,0 14.289 100,0 14.741 100,0 103,9 103,2 103,5 - Cây lương thực 8.459 61,5 8.406 58,8 8.462 57,4 99,4 100,7 100,0 - Cây công nghiệp NN 1.446 10,5 1.631 11,4 1.730 11,7 112,8 106,1 109,4
- Cây rau đậu 2.739 19,9 2.972 20,8 2.322 15,8 108,5 78,1 92,1
- Cây ăn quả 317 2,3 346 2,4 1.079 7,3 109,1 311,8 184,5
- Các loại cây
khác 1.127 8,2 934 6,5 250 1,7 82,9 26,8 47,1
( Nguồn: Tính toán theo số liệu niên giám thống kê huyện Ba Chẽ)
Xét về cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây trồng qua bảng trên cho thấy, chủ yếu vẫn là sản xuất lương thực, tỷ trọng diện tích năm 2019 chiếm tới 57,4% tổng diện tích gieo trồng. Tỷ trọng cây công nghiệp ngắn ngày chiếm 11,73%, cây ăn quả chiếm 2,32%, các loại cây ngắn ngày, cây thực phẩm chiếm tỷ trọng 15,75%. Cây ăn quả và cây thực phẩm (rau đậu), được coi là kinh tế mũi nhọn của Huyện Ba Chẽ đã hình thành vùng tập trung và bước đầu có thâm canh, đã tạo ra nguồn hàng hoá có giá trị kinh tế lớn cho Huyện Ba Chẽ. Sản xuất lương thực đặc biệt là sản xuất lúa chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất ngành trồng trọt. Giá trị sản xuất năm 2019 của cây lương thực đạt 31.864 triệu đồng chiếm 50,97%, nhóm cây công nghiệp đạt 4.013 triệu đồng chiếm 6,42%. Cây thực phẩm đạt 24.350 triệu đồng chiếm 37,07%, nhóm cây ăn quả đạt 1.020 triệu đồng chiếm 1,63%. Từ đó cho thấy tuy là một Huyện Ba Chẽ miền núi song trong những năm qua sản xuất lương thực, đặc biệt là cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong thời gian tới để tăng giá trị sản lượng của ngành trồng
trồng trọt một cách mạnh mẽ cần tập trung đầu tư phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, cây thực phẩm, cây rau, hoa và cây ăn quả.
3.2.1.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi
Dựa vào cơ sở tổng hợp số liệu thống kê về tình hình phát triển đàn gia súc, gia cầm của Huyện Ba Chẽ từ năm 2017 - 2019 và kết quả điều tra ở các tiểu vùng nhìn chung đàn vật nuôi chính có sự gia tăng đáng kể, trừ đàn ngựa phát triển không ổn định, ngày một giảm, điều này phù hợp với thực tại của huyện Ba Chẽ. Mạng lưới giao thông phát triển việc đi lại, vận chuyển được chuyển sang phương tiện cơ giới như xe máy, ôtô, do vậy trong cơ cấu chăn nuôi đàn Ngựa có xu hướng giảm mạnh. Tuy trong những năm qua chăn nuôi có phát triển nhanh hơn trồng trọt song hiện nay tỷ trọng ngành chăn nuôi vẫn còn ở mức 33,32%.
Bảng 3.3: Đàn gia súc gia cầm Huyện Ba Chẽgiai đoạn 2017 - 2019 Chủng loại Con Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 +/- % +/- % - Đàn trâu 6.102 6.080 6.246 -22 99,64 166 102,73 - Đàn bò 5.692 5.790 6.405 98 101,72 615 110,62 - Đàn ngựa 2.392 2.420 2.150 28 101,17 -270 88,84 - Đàn dê 3.975 4.200 4.843 225 105,66 643 115,31 - Đàn lợn 19.661 20.810 22.520 1.149 105,84 1.710 108,22 - Đàn gia cầm 95.840 110.300 122.100 14.460 115,09 11.800 110,70
(Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Ba Chẽ năm 2019)
Từ kết qủa tính về cơ cấu giá trị sản lượng ngành chăn nuôi của Huyện Ba Chẽ năm 2019 cho thấy, tỷ trọng giá trị sản lượng gia súc (trâu, bò, ngựa, dê, lợn) chiếm 76,7%, đàn gia cầm chiếm 15,44% so với toàn ngành chăn nuôi. Như vậy chăn nuôi gia súc là ngành chủ yếu trong chăn nuôi của Huyện Ba Chẽ. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nuôi lợn, bò và gia cầm, xu hướng chuyển dịch này phù hợp với điều kiện phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá của Huyện Ba Chẽ. Ngoài các loại vật nuôi chính như: Trâu, bò, lợn,
làm tăng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi.
3.2.1.3. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp
Giống như tình trạng chung ở các huyện miền núi hiện nay, ngành dịch vụ nông nghiệp ở Huyện Ba Chẽ mới chỉ tập trung vào hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư phân bón, giống và thực hiện một số dịch vụ khác như: tiêm phòng dịch vật nuôi, tưới tiêu. Tuy nhiên những dịch vụ này vẫn còn ở mức thấp, do đó giá trị sản phẩm ngành dịch vụ nông nghiệp năm 2019 của Huyện Ba Chẽ mới đạt 720 triệu đồng, tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp mới chiếm dưới 0,76% so với tổng giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp. Như vậy ngành dịch vụ nông nghiệp hiện còn chiếm tỷ trọng quá thấp. Trong những năm tới để đẩy mạnh tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp cần chú ý đẩy mạnh hoạt động dịch vụ nông nghiệp, động viên tuyên truyền cho các hộ gia đình tự nguyện vào hoạt động dịch vụ nông nghiệp, tham gia vào các HTX dịch vụ chuyển đổi theo luật….
3.2.2. Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông lâm, ngư nghiệp. sản xuất nông lâm, ngư nghiệp.
Khuyến nông là người bạn đồng hành và cũng là nhân tố góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Hàng năm dưới sự chỉ đạo của trạm khuyến nông huyện xã đã được tổ chức khá nhiều hoạt động khuyến nông như: tập huấn, xây dựng mô hình, hội thảo, chuyển giao TBKT....
Tập huấn kĩ thuật
Tập huấn kỹ thuật là một hoạt động chính của công tác khuyến nông. Hoạt động này không thể thiếu được khi thực hiện việc chuyển giao TBKT vào sản xuất. Xác định được điều đó, trạm khuyến nông của các xã điều tra đã mở được nhiều lớp tập huấn, thu hút được sự quan tâm đón nhận của đông đảo bà con nông dân.