Việc thực hiện đánh giá và xử trí thƣơng tổn qua PTNS nói chung phụ thuộc vào việc tạo khoảng trống phẫu thuật đủ rộng để PTV có thể quan sát rõ ràng tổn thƣơng và thuận lợi cho các thao tác trong quá trình xử lý thƣơng
tổn. Trong PTNSLN, do lồng ngực đƣợc cấu tạo bởi một khung xƣơng cứng nên việc tạo khoảng trống chủ yếu dựa vào việc giảm thể tích phổi bên tiến hành phẫu thuật (thông khí một phổi) vì vậy bất cứ trƣờng hợp nào có chống chỉ định thông khí một bên phổi đều là chống chỉ định của PTNSLN:
- Bệnh lý nội khoa về hô hấp tái phát nhiều lần: hen phế quản, COPD...
- Chấn thƣơng cả 2 bên phổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 01 trƣờng hợp chấn thƣơng ngực 2 bên, bệnh nhân này đƣợc PTNSLN bên trái, bên ngực phải chấn thƣơng nhẹ, không có đụng dập nhu mô phổi trên CT.scanner ngực
- PTNSLN thực hiện các thao tác nhờ dụng cụ đƣa vào qua lỗ trocar nên không thể thực hiện các thao tác đòi hỏi thời gian ngắn và khó nhƣ trong phẫu thuật mổ mở kinh điển vì vậy PTNSLN chống chỉ định với những trƣợng hợp:
- Tình trạng huyết động không ổn định: xuất hiện dấu hiệu sốc giảm thể tích, loạn nhịp tim.
- Nghi ngờ tổn thƣơng các mạch máu lớn hay tim mà huyết động không ổn định. Một số tác giả chủ trƣơng vẫn áp dụng PTNSLN để chẩn đoán trong những trƣờng hợp nghi ngờ tổn thƣơng tim và màng ngoài tim với tính trạng huyết động ổn định [92], [32].
- Các thƣơng tổn nặng phối hợp: nhƣ thƣơng tổn các tạng trong ổ bụng, chấn thƣơng sọ não phối hợp.