Các nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 31 - 35)

5. Bố cục Luận văn

1.3. Các nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam

Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Thúy Phƣơng (2007), khả năng canh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất kinh doanh chè xanh Thái Nguyên còn nhiều hạn chế: Chất lƣợng nguyên liệu kém, không đồng đều. Chủng loại sản phẩm chè xanh của các doanh nghiệp chƣa phong phú, sản phẩm cao cấp chƣa nhiều, chất lƣợng sản phẩm còn thấp, sản phẩm chè túi

lọc, chè hòa tan, chè thảo đƣợc ít đƣợc sản xuất, trong khi đó, nhu cầu của ngƣời tiêu đối với những sản phẩm này ngày càng tăng. Mạng lƣới tiêu thụ và các hoạt động Marketing còn yếu, hầu hết các doanh nghiệp đều chƣa tạo đƣợc lợi thế về Marketing. Các hoạt động tiếp thị, nghiên cứu thị trƣờng, quảng cáo diễn ra không thƣờng xuyên, nghệ thuật kém. Thiếu vốn cho đầu tƣ, nâng cấp trang thiết bị hiện đại và các nhu cầu khác trong sản xuất, kinh doanh. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè xanh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Thái Nguyên cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ.

Theo nghiên cứu của Phạm Văn Việt Hà (2007), đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên. Trong bài nghiên cứu này, tác giả cho rằng: Tình hình sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên vẫn còn chậm, mức đầu tƣ còn thấp, do ngƣời dân trồng chè vẫn chƣa nhìn nhận đúng vai trị của khâu đầu tƣ thâm canh, do đó hiệu quả kinh tế vẫn chƣa đạt mức tối đa. Đời sống tinh thần, vật chất của ngƣời dân trồng chè tuy đã đƣợc nâng lên đáng kể nhƣng vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn. Để giải quyết những vấn đề này, tác giả đã đƣa ra một số kiến nghị nhƣ sau:

1. Mở rộng diện tích trồng mới, tập trung thực hiện các biện pháp thâm canh, cải tạo phục hồi các nƣơng chè để nâng cao năng suất, chất lƣợng chè búp tƣơi.

2. Sử dụng các loại giống mới có năng suất, chất lƣợng tốt, thay thế dần các nƣơng chè đã cằn cỗi và đã quá thời kỳ khai thác.

3. Đề nghị thành phố hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân để họ yên tâm đầu tƣ mở rộng sản xuất.

4. Cần hạn chế bớt việc sử dụng nguồn thuốc trừ sâu, vừa hạn chế chi phí vật chất, lại giảm nhẹ ơ nhiễm môi trƣờng. Đảm bảo sức khỏe ngƣời lao động, đồng thời nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

5. Lập kế hoạch sát với thực tế, khuyến khích ngƣời trồng chè hăng say lao động sản xuất.

6. Duy trì việc tổ chức Lễ hội chè hàng năm để nơng dân trồng chè có điểm vui chơi đầu xuân và là cơ hội để quảng bá sản phẩm của mình.

Theo nghiên cứu của Mạc Thị Khánh Linh (2011), tác giả đã nghiên cứu hiệu quả sản xuất – kinh doanh chè tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế giống chè Trung du và chè cành (chủ yếu là giống chè cành LPD1 và TRI777, vì đây là những giống chè cành đƣợc trồng phổ biến).

Nghiên cứu dựa trên hai nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản sản xuất (năng suất, giá, giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và cơng lao động) và nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.

Theo nghiên cứu của Lê Lâm Bằng (2008), tác giả đã nghiên cứu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn – Yên Bái.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã tập trung nghiên cứu quá trình sản xuất, kinh doanh chè của các hộ nông dân ở các xã: Tân Thịnh, Sùng Đô và Thị trấn Nông trƣờng Nghĩa Lộ thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Hảo (2011) về Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè trong thời kỳ hội nhập kinh tế của nông hộ tại huyện Đồng Hỷ.

Để đẩy mạnh việc sản xuất chè trên địa bàn huyện và nâng cao hiệu quả sản xuất chè cho nông hộ trong thời kỳ hội nhập tác giả đã đƣa ra một số giải pháp nhƣ sau:

1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ chè

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại thông qua các hoạt động nhƣ: Hội chợ triển làm trong và ngoài nƣớc, Festival

chè, quảng bá các doanh nghiệp sản xuất chè hàng hóa và sản phẩm chè của họ trên thị trƣờng nội địa và thế giới. Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè. Tăng cƣờng liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với các đối tác nƣớc ngoài nhằm tăng cƣờng tiềm lực xuất khẩu.

2. Giải pháp quy hoạch vùng nguyên liệu

Định hƣớng sản phẩm để xác định vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến theo tỷ lệ 80% sản phẩm chè xanh, 20% sản phẩm chè đen. Đối với chè xanh, đang dạng hóa sản phẩm theo hƣớng an tồn, chất lƣợng cao, khai thác lợi thế chè đặc sản Thái Nguyên. Quy hoạch sản xuất chè an toàn: xác định điều kiện sản xuất chè an toàn cho các vùng sản xuất chè (đất, nƣớc, ngƣời lao động); xây dựng bản đồ mức độ an toàn trong sản xuất chè.

3. Giải pháp tăng cường vốn đầu tư sản xuất

Qua điều tra và nghiên cứu thực tế, hầu hết các hộ đều thiếu vốn đầu tƣ, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất chè. Các đơn vị các cấp, các ngành, huyện cần xem xét phƣơng thức cho vay cụ thể với thủ tục đơn giản, tỷ lệ lãi suất thấp, các hình thức cho vay phù hợp

4. Các giải pháp về khuyến nông

Cần áp dụng các biện pháp khuyến nơng, khuyến khích ngƣời dân tham gia cơng tác khuyến nơng, khuyến khích ngƣời nơng dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

5. Các giải pháp về khoa học công nghệ

Ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu nhƣ về giống, canh tác, bảo vệ thực vật. Áp dụng quy trình thực hành nơng nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất chè. Tiến hành đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè theo hƣớng sử dụng công nghệ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)