Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất – kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 49 - 51)

5. Bố cục Luận văn

3.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất – kinh

doanh chè tại Thành phố Thái Nguyên

3.1.3.1. Thuận lợi

Thực hiện Quyết định số 2214/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 21 tháng 8 năm 2011 về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015.

Đảng bộ và chính quyền Thành phố đã có nhiều chủ trƣơng, đồng thời xây dựng Đề án phát triển vùng chè đặc sản Tân Cƣơng thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2010. Đó là những căn cứ pháp lý quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh chè phát triển.

Năm 2010, Thành phố Thái Nguyên đƣợc công nhận là đô thị loại I, cùng với đó là đầu tƣ về kết cấu hạ tầng điện, đƣờng, trƣờng, trạm chợ đặc biệt là hình thành các điểm chợ giao dịch thƣơng mại riêng cho chè, sẽ tạo điều kiện cho ngƣời trồng chè nắm bắt thêm thông tin, tìm kiếm thị trƣờng mới, bạn hàng mới, mở rộng giao lƣu, thông thƣơng hàng hóa, thuận lợi trong quá trình tiêu thụ chè.

Thái Nguyên đã có nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” và chỉ dẫn địa lý đối chè Thái Nguyên. Việc thành lập các làng nghề về chè, quy hoạch vùng chè thành các điểm trình diễn, tham quan du lịch cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc giới thiệu quảng bá sản phẩm chè Thái Nguyên. Sở Công thƣơng Thái Nguyên đã có nhiều biện pháp xúc tiến thƣơng mại, nhất là tới đây đƣa sàn giao dịch thƣơng mại điện tử vào hoạt động sẽ tạo điều kiện đề chè Thái Nguyên vƣơn xa và khẳng định thƣơng hiệu.

Năm 2006 Việt Nam tham gia vào thị trƣờng chung ASEAN và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thâm nhập thị trƣờng Quốc tế nhất là thị trƣờng có tiềm năng nhƣ Mỹ, Nhật, EU. . . và tham gia sâu rộng hơn vào quá trình ph ân công lao động, phân chia thị trƣờng trong khu vực và hợp tác kinh tế, sẽ tạo ra sức hấp dẫn hơn đối với đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam.

Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, sự phát triển của các mạng lƣới thông tin, tuyên truyền, sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, ngƣời dân Thái Nguyên ngày càng có nhiều điều kiện tiếp cận với thông tin trên các lĩnh vực, dân trí ngày một nâng lên, khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cũng đƣợc cải thiện, nâng cao năn g suất và hiệu quả lao động. Nghề trồng chè đã từng bƣớc cơ giới hóa, giảm lao động trực tiếp, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Thành phố Thái Nguyên có vị trí địa lý kinh tế chiến lƣợc với đầu mối giao thông trọng yếu, có cự ly đến cảng hàng không Quốc tế Nội Bài lý tƣởng, là vùng đệm giữa khu kinh tế năng động với các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời thành phố có cơ sở hạ tầng đô thị, xã hội tƣơng đối thuận lợi do đó việc thông thƣơng, trao đổi hàng hóa thuận lợi.

3.1.3.2. Khó khăn

Trên địa bàn thành phố có 13 doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè, nhƣng chƣa có vùng nguyên liệu ổn định, do đó không chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến. Hộ nông dân tự canh tác, thu hái và chế biến vẫn mang tính phổ biến. Hầu hết các hộ trồng chè bán chè khô cho tƣ thƣơng mua gom để bán lại cho doanh nghiệp, ngƣời dân không có lợi về giá và bị mất thƣơng hiệu.

Hiện tại, sản phẩm chè của Thái Nguyên cả nội tiêu và xuất khẩu không chủ động đƣợc thị trƣờng, giá bán thấp chƣa mang lại hiệu quả cao tƣơng xứng với vị thế của chè Thái Nguyên. Thƣơng hiệu chè Thái Nguyên chƣa đƣợc quản lý nghiêm ngặt và chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nhiều hộ trồng

chè chƣa nhận thức đầy đủ về giá trị của thƣơng hiệu và nhãn hiệu hàng hóa chè Thái Nguyên.

Việc tham gia vào WTO sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn ngay trong thị trƣờng nội địa, trong khi còn yếu về tài chính, năng lực kỹ thuật, hiểu biết về thị trƣờng quốc tế.

Các cơ sở kinh doanh chậm đầu tƣ thiết bị công nghệ, năng suất chất lƣợng sản phẩm chƣa cao, sản phẩm kém sức cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp là một trong những yếu tố làm hạn chế đến khả năng tăng trƣởng kinh tế, đặc biệt ảnh hƣởng tới phát triển sản xuất chè.

Cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế. Tiến độ bồi thƣờng giải phóng mặt bằng chậm, công tác quy hoạch đô thị chƣa theo kịp tốc độ phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)