Những khó khăn khi áp dụngIFRS 15

Một phần của tài liệu Tác động của chuẩn mực IFRS 15 đến việc ghi nhận doanh thu trong ngành công nghệ phần mềm bài học cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 37)

6. KẾT CẤU KHOÁ LUẬN

1.3. Những khó khăn khi áp dụngIFRS 15

Nhìn chung, có thể thấy chuẩn mực mới về doanh thu đã giới thiệu một sự thay

đổi lớn và một thách thức rất khó khăn đối với hầu hết mọi doanh nghiệp. Các khái niệm mới và hướng dẫn mới về xác định hợp đồng và ghi nhận doanh thu được đưa ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải hiểu rõ mô hình ghi nhận 5 bước để có thể áp dụng. Trước hết, việc đo lường giá giao dịch có thể là một nhiệm vụ khó khăn cho các công ty trong một số trường hợp. Thật vậy, giá trong hợp đồng có thể bị ảnh hưởng bởi doanh thu biến đổi, các yếu tố tài chính quan trọng, các khoản thu không dùng tiền mặt hoặc các khoản phải trả cho khách hàng.

Thứ hai, để phân bồ giá giao dịch cho từng nghĩa vụ của hợp đồng, các công ty sẽ phải đối mặt với những rắc rối khi các hợp đồng có chứa những khoản thu biến đổi. Nhất là đối với các doanh nghiệp lớn có số lượng lớn các hợp đồng với khách hàng, khi đó việc tính toán và phân bổ sẽ khác nhau với mỗi hợp đồng, hệ quả là những doanh nghiệp này sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí để phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ của hợp đồng một cách hợp lý.

Thứ ba, các chi phí gia tăng sẽ được vốn hoá, trở thành tài sản khi đủ điều kiện.

Các công ty sẽ gặp phải khó khăn khi chuyển đổi từ việc ghi nhận các khoản này dưới

dạng chi phí sang ghi nhận thành tài sản, áp dụng đánh giá và trích khấu hao định kỳ.

Mặc dù IFRS 15 chủ yếu là một chuẩn mực về ghi nhận doanh thu, nó cũng bao gồm các yêu cầu liên quan đến chi phí hợp đồng. Do đó, các công ty có thể cần thay đổi chính sách kế toán cho các chi phí đó khi áp dụng IFRS 15 cho các kỳ báo cáo hàng năm. Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và tình hình tài chính của họ - đặc biệt

là đối với các công ty xây dựng hoặc cung cấp hợp đồng dịch vụ dài hạn. Cùng với những thay đổi trong mô hình ghi nhận doanh thu theo IFRS 15, điều này có thể dẫn đến sự biến động gia tăng về tỷ suất lợi nhuận trên một hợp đồng trong các kỳ báo cáo khác nhau.

Thứ tư, thông tin trên báo cáo tài chính các năm trước khi áp dụng IFRS sẽ cần được trình bày, tính toán lại sử dụng phương pháp hồi tố hoàn bộ hoặc một phần,

được mô tả như trong bảng sau:

- Theo phương pháp này, công ty áp dụng IFRS 15 sẽ thực hiện hồi tố cho từng giai đoạn báo cáo trước đó đã được trình bày.

- Giả sử ngày có hiệu lực là ngày 1 tháng 1 năm 2018, một công ty chọn phương thức này sẽ áp dụng chuẩn mực mới cho các giao dịch trước đó của

nó - và điều chỉnh hồi tố từng giai đoạn so sánh được trình bày trong báo cáo tài chính năm 2017.

Công ty chọn phương pháp này sẽ ghi nhận hiệu

ứng tích lũy của việc áp dụng IFRS 15 ban đầu bằng một điều chỉnh đối với thu nhập giữ lại tại ngày áp dụng đầu tiên (tức

là ngày 01 tháng 01 năm 2018) - và không điều chỉnh thông tin so sánh của nó (số liệu tại ngày 31/12/2017sẽ không được phục hồi).

Nếu một công ty sử dụng phương thức chuyển đổi này, nó phải công bố các tác động của thay đổi đối với từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và mô tả về các thay đổi quan trọng.

Khi đó, các doanh nghiệp sẽ phải cẩn trọng khi đưa ra những ước tính và xét

đoán. Theo đó, hệ thống quản trị nội bộ cũng như hệ thống công nghệ thông tin trong doanh nghiệp cần phải được cập nhật để có thể đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi.

Thách thức của IFRS 15 không chỉ đơn giản là xác định các quy tắc mới để báo cáo doanh thu một cách chính xác, mà còn đảm bảo rằng hệ thống tài chính của bạn đủ mạnh để đối phó với sự thay đổi kế toán ngày càng tăng trong khi cung cấp sự minh bạch cho tất cả các bên liên quan. Các công ty nên đánh giá mô hình ghi nhận doanh thu mới có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh hiện tại như thế nào, bao gồm đàm phán hợp đồng, các chiến lược quan trọng, ngân sách, kiểm soát và quy trình. Mọi ngành công nghiệp trong phạm vi của chuẩn mực có thể sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó, với một số ngành được dự kiến sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ lớn hơn, như công nghệ, viễn thông và dược phẩm.

Ngoài ra IFRS vẫn chưa được áp dụng toàn bộ trên thế giới. Neu Mỹ quyết định thay US GAAP và áp dụng IFRS, thì vẫn sẽ có những tổ chức khác trên khắp thế giới chọn sử dụng chuẩn mực nội địa ưa thích của họ. Bất kỳ công ty nào chọn kinh doanh ở nước ngoài có thể cần tiếp tục tạo ra hơn 2 báo cáo khi cần thiết để tuân

thủ các tiêu chuẩn đó. Vì phần lớn các doanh nghiệp ở Mỹ hoạt động tại địa phương, thời gian và chi phí bỏ ra để thực hiện hệ thống này sẽ không còn nhiều ý nghĩa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, khoá luận đã đề cập đến các nội dung sau:

- Những bất cập khi ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực IAS 18 - Doanh thu - Khái quát nội dung Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS 15 - Doanh thu từ các hợp đồng với khách hàng.

Qua những nội dung đã đề cập, chương 1 đã trình bày lịch sử hình thành, phát triển, phân tích những vấn đề gặp phải khi ghi nhận doanh thu theo mô hình IAS 18 và giới thiệu tổng quan những nội dung chính của IFRS 15. Qua đó chương 1 giúp người đọc có cái nhìn nền tảng về IAS 18 và IFRS 15, từ đó dẫn đến nhu cầu thiết thực phải có một chuẩn mực kế toán mới có khả năng thống nhất các quy định về ghi

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CHUẨN Mực IFRS 15 ĐẾN VIỆC GHI NHẬN DOANH THU TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 2.1. Đặc điểm của ngành công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm (Software engineering) là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật, và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm, bao gồm: Gia công phần mềm, Thiết kế - phát triển phần mềm, Tích hợp hệ thống, Dịch vụ IT, Lập kế hoạch phần mềm, Tư vấn phần mềm. Thị trường Công nghiệp phần mềm toàn cầu đang phát triển với tốc độ nhanh chóng; chủ yếu là do sự ra đời của tự động hóa và việc áp dụng cao internet.

Các nhà cung cấp phần mềm có hai mô hình kinh doanh. Đầu tiên là một mô hình cao cấp, theo đó, những doanh nghiệp này sẽ bán giấy phép cho các công ty khách hàng một giải pháp phần mềm kèm theo thỏa thuận với dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau hợp đồng (post-contract customer support). Thứ hai là một mô hình tiêu chuẩn, theo đó các doanh nghiệp phần mềm cung cấp giải pháp phần mềm cho các khách hàng nhỏ hơn trong môi trường lưu trữ. Nhà cung cấp phần mềm đã thấy rằng họ có hai nhóm khách hàng: khách hàng lớn mua giải pháp cao cấp khách hàng nhỏ hơn sử dụng các dịch vụ tiêu chuẩn. Là một phần của hoạt động kinh doanh và chsinh

sách ghi nhận doanh thu, nhà cung cấp phần mềm sẽ kí kết một thỏa thuận bán hàng bằng văn bản cho các khách hàng lớn hơn mua phần mềm; tuy nhiên, họ thường chỉ yêu cầu một đơn đặt hàng từ các khách hàng nhỏ hơn. Đối với những loại hợp đồng đa nghĩa vụ như thế này, việc tách bạch từng nghĩa vụ cũng như phân bổ doanh thu - chi phí của từng nghĩa vụ sẽ là một bài toán không dễ dàng dành cho các doanh nghiệp. Trong thực tế, nhà cung cấp phần mềm có thể cung cấp một loạt các dịch vụ được liên kết trong thời gian cấp phép, chẳng hạn như bảo trì, lưu trữ và cập nhật. Mức độ mà phần mềm được cấp phép hoạt động khi được chuyển giao đến khách hàng và mức độ mà chức năng của nó được liên tục liên kết và phụ thuộc vào các dịch vụ bổ sung được cung cấp bởi nhà cung cấp phần mềm, sẽ cần được xem xét cẩn

thận. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc mức độ mà giấy phép và các dịch vụ được liên kết có liên quan đến nhau và do đó, liệu doanh thu liên quan đến giấy phép có được

ghi nhận tại thời điểm hay không (tại thời điểm bắt đầu thời hạn giấy phép) hoặc được

ghi nhận theo thời gian (trong thời gian cấp phép).

Trong lịch sử, việc ghi nhận doanh thu đối với ngành công nghiệp phần mềm rất phức tạp với nhiều hướng dẫn cụ thể của ngành. Các tiêu chuẩn doanh thu mới (ASC 606 và IFRS 15 - Doanh thu từ Hợp đồng với Khách hàng) thay thế hướng dẫn

cụ thể theo ngành bằng một mô hình ghi nhận doanh thu duy nhất. Do đó, kế toán cho

các sản phẩm và dịch vụ phần mềm dự kiến sẽ là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các chuẩn mực mới. Chuẩn mực IFRS 15 không chỉ thay đổi công bố báo cáo tài chính mà còn thay đổi cách các công ty hạch toán doanh thu và các giao dịch liên quan. Tất cả các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi chuần mực mới, nhưng các công ty trong lĩnh vực công nghệ có thể chịu ảnh hưởng sâu nhất về các thay đổi. Điều này phần lớn là do sản phẩm của ngành công nghiệp này được đặc

trưng là tài sản trí tuệ và các hợp đồng và giấy phép có xu hướng phức tạp và đa tầng.

2.2. Tác động của chuẩn mực IFRS 15 đến việc ghi nhận doanh thu trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp phần mềm.

Một phần của tài liệu Tác động của chuẩn mực IFRS 15 đến việc ghi nhận doanh thu trong ngành công nghệ phần mềm bài học cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w