Các trang trại chăn nuôi phải hợp tác với các cơ sở giết mổ tập trung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bán gà sạch.
Tuyên truyền để người tiêu dùng yên tâm hơn khi có sản phẩm gà sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sạch bệnh thông qua các thông tin đại chúng.
Khuyến khích chuyển đổi thức ăn chăn nuôi, giết mổ, chế biến theo hướng tập chung nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và ổn định giá bán, khắc phục tình trạng trang trại chăn nuôi bị ép giá.
Nhà nước chính quyền địa phương cần phải tạo điều kiện để hướng sản phẩm gà thịt ra thị trường nước ngoài khi đã ổn định thị trường nội địa.
Tìm kiếm các đối tác liên kết, liên doanh hoặc phối hợp tổ chức kinh doanh từng khâu.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KHIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Kinh doanh trang trại ở xã Quyết Thắng mới chỉ xuất hiện trong mấy năm gần đây, các loại hình trang trại chăn nuôi bắt đầu được hình thành từ những năm gần đây và từ năm 2018 trở lại đây thì đang phát triển cả về số lượng, quy mô tuy quy mô vẫn còn nhỏ nhưng chăn nuôi trang trại đang trở thành một hướng đi mới cho người dân ở xã.
Hầu như các trang trại chăn nuôi gà ở xã đều có hiệu quả cao hơn so với chăn nuôi gia đình và góp phần tăng thu nhập không những cho chủ trang trại mà còn một bộ phận người lao động trong nông thôn. Cụ thể là bình quân một trang trại chăn nuôi thu 2.475,99 triệu đồng/năm, lợi nhuận thu về là 567,11 triệu đồng/ năm. Giữa hai loại hình trang trại chăn nuôi thì trang trại chăn nuôi gà thịt mang lại hiệu qua cao hơn và hiệu quả sử dụng các nguồn lực về chi phí, vốn, lao động đều cao hơn trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng. Các trang trại sử dụng khá hiệu quả nguồn lực lao động và vốn, cụ thể bình quân một trang trại chăn nuôi sử dụng một đồng vốn vào sản xuất thu về 0,42 triệu đồng lợi nhuận, sử dụng một lao động tạo ra 75,79 triệu đồng doanh thu và thu về 17,36 triệu đồng lợi nhuận.
Bên cạnh hiệu quả kinh tế, trang trại chăn nuôi còn mang lại hiệu quả xã hội và môi trường. Các trang trại không chỉ tạo việc làm cho lao động gia đình mà còn một lượng lao động thuê thường xuyên. Bình quân một trang trại chăn nuôi sử dụng gần 4 lao động. Sản xuất theo mô hình trang trại còn góp phần bảo vệ môi trường cảnh quan, giảm lượng khí thải trong chăn nuôi nhỏ lẻ.
Nhìn chung hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi là tương đối cao, đang từng bước thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống, quảng canh, tận dụng, hiệu quả thấp.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với nhà nước
Để thực hiện muc tiêu không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các chính sách để hỗ trợ cho trang trại phát triển như nhanh chóng hoàn tất thủ tục giao đất lâu dài cho trang trại, đặc biệt là chính sách tín dụng để cho các trang trại vay vốn với lãi xuất ưu đãi với các trang trại đang trong thời kỳ kiến thiết hiện nay.
Cung cấp thêm thông tin kịp thời về thị trường cho chủ trang trại để họ chủ động trong sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó cần hỗ trợ trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện, đẩy mạnh đầu tư chế biến để tăng giá trị hàng hoá, nâng cao thu nhập cho trang trại, đặc bệt có một chế độ chính sách cho các hộ chăn nuôi an toàn nằm trong vùng bik khoanh vùng dịch bệnh.
Hướng dẫn chỉ đạo các cấp chính quyền thực hiện đúng đường lối chính sách của mình.
Có chính sách về đất đai hợp lý để cho các chủ trang trại yên tâm sản xuất.
5.2.2. Đối với địa phương
Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được giao lưu thăm quan và trao đổi kinh nghiệm với các chủ trang trại khác.
Nhanh chóng nâng cấp, sửa chữa và hoàn thiện cơ sở hạng tầng nông thôn với những xóm còn chưa hoàn thiện, tạo môi trường tốt cho các trang trại làm ăn có hiệu quả.
Thực hiện triệt để các chủ trương, chính sách của nhà nước hướng dẫn chỉ đạo.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại vay vốn sản xuất, tránh gây cản trở để đồng vốn được huy động ngay vào sản xuất.
5.2.3. Đối với chủ trang trại
Cần phải chấp hành, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, phát triển trang trại trong khuôn khổ pháp luật.
Tích cực học hỏi, tích lũy và nâng cao kiến thức của bản thân cả về quản lý, thông tin thị trường, ứng dụng công nghệ mới... để lựa chọn những phương án kinh doanh phù hợp với trang trại và đạt hiệu quả cao.
Tích cực tham gia vào các đoàn thể tổ chức để giao lưu học hỏi lấy kinh nghiệm sản xuất, liên kết các nhà sản xuất với nhau để tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản xuất.
Các chủ trang trại cần xác định đúng đắn và phù hợp các giải pháp để phát triển trang trại của mình. Cần ưu tiên những công việc quan trọng làm trước bởi vậy các chủ trang trại phải xác định phương thức sản xuất kinh doanh của mình sao cho phù hợp. Tránh hiện tượng ôm đồm, cảm tính mà lựa chọn phương án sản xuất nóng vội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ giáo dục đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cục chăn nuôi (2018), Báo cáo tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung giai đoạn 2011 – 2018, Hà Nội. 3. Ban vật giá chính phủ (2000), Tư liệu về kinh tế trang trại, NXB Thành
phố Hồ Chí Minh.
4. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổng cục thống kê (2000), Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 23/06/2000 về hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại, Hà Nội. Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011 quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận Kinh tế trang trại, Hà Nội.
5. Hoàng Hoa Cương, Lê Hồng Mận (1996). Nuôi gà gia đình, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993), Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu á, NXB thống kê, Hà Nội.
7. Đỗ Trung Hiếu, Giáo trình kinh tế nông hộ và trang trại, Trường Đại Học Nông Lâm, Thái Nguyên.
8. Nguyễn Đình Hương (2000), Thực Trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
9. Phạm Ngọc Kiềm (2004), Giáo trình thống kê kinh doanh, NXB Thống kê. 10. Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP, của chính phủ ngày 02/02/2000, về kinh
11. Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị, về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội.
12. Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) (2019)
II. Tài liệu Internet
13. http://www.nhandan.org.vn 14. http://cucchannuoi.gov.vn/ 15. http://cpv.org.vn/ 16. http://www.cucthuy.gov.vn/Pages/default.aspx 17. http://thainguyen.gov.vn/vi_VN/trang-chu 18. https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 19. http://www.vemedim.com/vi/ct-ktn?tin-tuc-67.html
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
Số phiếu :...
Phần I. Thông tin chung về trang trại
1. Họ và tên chủ trang trại:………Tuổi……… 2. Dân tộc:…….. …..Giới tính:………
3. Số nhân khẩu:………. Người
4. Số lao động chính của trang trại:……….Người
5. Địa chỉ: Xóm ……… xã Quyết Thắng – TP Thái Nguyên. 6. Chủ trang trại là: Nông dân Buôn bán
7. Kinh nghiệm chăn nuôi gà của chủ trang trại:……….
Phần II. Diện tích đất sử dụng của trang trại
8. Diện tích đất sử dụng cho trang trại là:………..m2
9. Nguồn đất để xây dựng trang trại:
Đất vườn nhà, đất nông nghiệp Đất thuê
Phần III. Tình hình vốn của trang trại
10. Xin ông bà cho biết tổng vốn đầu tư cho trang trại gà ? ông (bà) có phải vay tiền không? Nếu là vốn đi vay thì ông (bà) vay ở đâu? Lãi suất hàng tháng là bao nhiêu?
Khoản mục Số tiền Lãi xuất Nơi vay
Vốn tự có Vốn đi vay
Ông (bà) có gặp khó khăn gì khi vay vốn không?
……… ………
11. Địa điểm cung cấp thức ăn chăn nuôi?
……… 12. Địa điểm mua giống và thuốc thú y?
……… 13. Trang trại có nắm bắt được các thông tin các chính sách ưu đãi của nhà nước?
Có Không
14. Trang trại có nắm bắt được thông tin về kế hoạch sản xuất chủ trương của xã? Có Không
15. trang trại có được báo trước về tình hình dịch bệnh không? Có Không
Phần IV. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang tại
16. Doanh thu trung bình của trang trại
Nguồn thu Số lượng
(triệu đồng) Sản phẩm bán từ thịt
Phế phụ phẩm Tổng
17. Chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại
Chi phí Số lượng
(triệu đồng) Khấu hao tài sản cố định
Thức ăn Giống
Lãi vay vốn
Quỹ dự phòng rủi ro Thuê lao động
Điện nước
Vận dụng rẻ tiền nhanh hỏng (khay thức ăn, khay nước uống,…) Tổng chi phí
Ngoài những chi phí trên ông (bà) có những chi phí chi tiêu nào khác cho trang trại không?
………...
Phần V. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của trang trại
18. Gia đình ông (bà) tiêu thụ sản phẩm ở đâu?
Chợ Bán cho công ty doanh nghiệp thu mua
Bán cho lái buôn Bán tại trang trại
Khác: ……….
19. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ông bà có gặp khó khăn gì không? ……… ……… 20. Ông (bà) có tham gia HTX không?
……… ……… 21. Số lượng gà trung bình của trang trại từ năm 2016 – 2018 là:
Năm Số lượng (con)
2016 2017 2018
22. Ông (bà) thấy hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trong nhưng năm qua như thế nào?
……… ………
VI. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chăn nuôi gà tại trang trại
23. Theo ông (bà) có những thuận lợi gì trong quá trình chăn nuôi gà?
Dễ kiếm giống Tốn ít chi phí đầu tư
Khí hậu phù hợp Tốn ít công chăm sóc
Gà dễ chăm sóc Có nhiều dự án, chính sách hỗ trợ
Sản phẩm làm ra dễ bán Ít bị hao hụt
Thương lái tới thu mua Được hỗ trợ vay vốn
Khác:……… ……… 24. Theo ông (bà) vấn đề khó khăn nhất trong quá trình chăn nuôi gà là gì? Thiếu trang thiết bị, công cụ Năng suất thấp
Thiếu kiến thức kỹ thuật Thiếu diện tích chăn nuôi
Thiếu đất Giá mua vật tư, dịch vụ cao
Giá mua các loại đầu vào cao Giá cả không ổn định
Thời tiết khắc nghiệt Giao thông đi lại khó khăn
Bệnh dịch Bị tư thương ép giá
Thiếu tiền vốn Thiếu thông tin thị trường
Thiếu lao động Chính sách
Không tiêu thụ được Bị hao hụt trong chăn nuôi
Khác:……….……… ………
25. Những khó khăn này ảnh hưởng thế nào đến tình hình chăn nuôi của trang trại?
Không thể mở rộng quy mô chăn nuôi
Không thể đầu tư hiện đại hệ thống chuồng trại
Không yên tâm sản xuất
Giảm thu nhập
Ô nhiễm môi trường
Khác:
………
26. Theo ông (bà) để giải quyết những khó khăn trên thì cần phải có những giải pháp gì ? ………
………
26. Ông (bà) có đề xuất kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển trang trại chăn nuôi gà, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả của trang trại ? ………
………
………
………