Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại trên địa bàn xã quyết thắng tp thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 38 - 42)

Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng kinh tế trang trại ở Việt Nam chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, có thể xem thực hiện chỉ thị 100 Ban bí thư TW khóa IV,NQ 10 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò tự

chủ của kinh tế hộ nông dân và đặc biệt sau khi luật đất đai ra đời năm 1993 thì kinh tế trang trại thực sự có bước phát triển khá nhanh và đa dạng.

Bảng 2.2: Số trang trại phân theo ngành hoạt động và phân

theo địa phương trong cả nước

Tiêu chí TT trồng trọt TT chăn nuôi TT nuôi trồng thủy sản TT khác Tổng số Đồng Bằng Sông Hồng 35 3174 986 277 4472

Trung du và miền núi phía bắc 40 828 31 30 929

Bắc trung bộ và duyên hải

miền Trung 865 767 304 330 2266

Tây Nguyên 2149 453 4 16 2622

Đông Nam Bộ 3465 1903 52 54 5474

Đồng Bằng Sông Cửu Long 2307 1008 3343 234 6892

Tổng Cộng 8867 8133 4720 941 22.655

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012)

Nếu theo quy định của Cục thống kê về tiêu chuẩn trang trại (Quyết định số 359/1998/QĐ - TCTK ngày 01/07/1989) thì cả nước có 45.372 trang trại. Trong đó chia theo hướng sản xuất có 37.949 trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm, chiếm 83,6%; 1306 trang trại nuôi trồng thủy sản, chiếm 3,8%; 2559 trang trại kinh doanh tổng hợp đa ngành, chiếm 5,6%.

Chia theo vùng kinh tế: vùng Đông Bắc có 3.491 trang trại, chiếm 7,7%; vùng Tây Bắc có 238 trang trại, chiếm 0,5%; vùng Đồng Bằng Sông Hồng có 1394 trang trại, chiếm 9,2 %; vùng Duyên Hải Miền Trung có 2.706 trang trại, chiếm 4,6%; vùng Tây Nguyên có 6.333 trang trại, chiếm 13,6%; vùng Đông Nam Bộ có 8402 trang trại, chiếm 18,4%; vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có 19.259 trang trại, chiếm 42,4% [8].

Số lao động bình quân/trang trại là 2,8 người, lao động thuê ngoài theo thời vụ là 11,5 người. Bình quân một trang trại trồng trọt có 5,3 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp có 26,8 ha, nuôi trồng thủy sản có 10,7 ha. Vốn sản xuất bình quân của một trang trại là 60,2 triệu đồng, thu nhập bình quân một trang trại là 22,6 triệu đồng (thu nhập đã trừ chi phi) [8].

Về quy mô diện tích của mỗi trang trại ở nước ta theo đều tra của Cục thống kê cho thấy: trang trại dưới 1ha chiếm 15 %; từ 1-5 ha chiếm 28 %, từ 5 - 10 ha chiếm 34%, từ 10 - 20 ha chiếm 4% và trên 50 ha chiếm 3% [8].

Ngoài việc góp phần làm giàu cho các chủ trang trại, phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam trong những năm qua đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 50.000 lao động làm thuê thường xuyên và 520.000 lao động làm thuê theo thời vụ tạm thời ở nông thôn. Tổng số vốn huy động đầu tư phát triển kinh tế trang trại ước tính là 2.730,8 tỷ đồng, thu nhập hàng năm của từ các hoạt động kinh tế trang trại là 1.032,6 tỷ đồng. Ngoài ra các trang trại còn đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao độ che phủ của rừng từ 22% lên 28%. Kinh tế trang trại đã tự khẳng định vai trò của mình trên hầu khắp các vùng kinh tế: Đồi núi, đồng bằng, ven biển [8].

Trong năm 2018 sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 3,81 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2017. Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, dự tính năm 2018, sản lượng thịt gia cầm đạt khoảng 1.100 ngàn tấn, tăng 6,1% so với năm 2017; sản lượng trứng đạt khoảng 11,8 tỷ quả, tăng 11% so với năm 2017. Sản lượng thịt trâu tăng gần 1% đạt 98,9 ngàn tấn; sản lượng thịt bò tăng 2%, đạt 350 ngàn tấn, sữa tươi tăng khoảng 9% đạt 960 ngàn tấn so với cùng kỳ năm 2017. [2].

Đặc điểm nổi bật nhất trong thời gian qua của ngành chăn nuôi nước ta là bên cạnh phương thức chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi trang trại, tập trung đã hình thành và có xu hướng ngày càng phát triển, nhất là từ khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về phát triển

kinh tế trang trại. Đây là xu thế phổ biến trên toàn thế giới và là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nước ta.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất trên một diện tích đất canh tác, những năm qua, nhiều địa phương đồng thời với việc bố trí lại cơ cấu cây trồng đã tập trung các nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, coi đó là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong nông nghiệp với mục tiêu tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi từ 25,2% hiện nay lên 30% [2].

Những năm gần đây, trang trại chăn nuôi phát triển nhanh cả về số lượng, chủng loại và quy mô.

- Số lượng trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí kinh tế trang trại, có giá trị sản lượng hàng hóa đạt trên 1.000 triệu đồng/năm ngày càng tăng, năm 2011 chỉ có 6.267 trang trại nhưng đến năm 2017, số trang trại đạt tiêu chí đã tăng lên 21.158, gấp 3,38 lần. Như vậy, phải khẳng định chăn nuôi trong những năm qua phát triển mạnh, đóng góp lớn vào nền kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người chăn nuôi [2].

- Số lượng trang trại nhiều nhất là Đồng bằng sông Hồng chiếm 38,375 – 41,81% số trang trại trong toàn quốc, tiếp đến Đông Nam Bộ chiếm từ 23,18 -29,57%, tương ứng là Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 8,88 – 13,25%; Trung Du và miền Núi phía Bắc chiếm 8, 28 – 11,17%. Vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung tuy có điều kiện mặt bằng để phát triển trang trại nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên quy mô của trang trại không đủ lớn để giá trị hàng hóa đạt được các chỉ tiêu kinh tế trang trại. Tỷ lệ các trang trại của hai vùng này chiếm tỷ lệ ít so với tổng trang trại trong toàn Quốc, tương ứng chỉ 5,19 - 6,02% và 8,08 - 10,03% [2].

- Sự tăng trưởng của trang trại không đều giữa các năm do phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Kinh tế, xã hội; dịch bệnh gia súc, gia cầm; khí hậu, thời tiết nóng, lạnh; thị trường giá các sản phẩm…. Tăng trưởng cao nhất của kinh tế trang trại là năm 2016 đạt 38,50%, thấp nhất năm 2017 là 1,39%. Năm

2016 và đặc biệt 2017 chăn nuôi lợn, gà gặp khó khăn do giá thịt lợn, thịt, trứng gia cầm xuống thấp, chăn nuôi bò sữa, bò thịt bắt đầu phục hồi, chăn nuôi dê, cừu phát triển mạnh nhưng không ngăn cản được sự bỏ cuộc của các trang trại lợn, trang trại gà, vì thế, tốc độ tăng trưởngnuôi trang trại lợn, gà, bò thịt phát triển nhiều vì thế tốc độ tăng trưởng trang trại năm 2016 là lớn của trang trại không còn mạnh, đa dạng như những năm trước. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng trang trại năm 2017 thấp, chỉ đạt 1,39%, tăng trưởng trang trại trong năm này cao nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 9,82%; thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ, đạt -2,65% [2].

- Tại các vùng, tốc độ tăng trưởng của trang trại không giống nhau ở các năm khác nhau và các vùng khác nhau. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế trang trại ở các vùng cũng giống như toàn quốc, năm 2016 là năm có tốc độ tăng cao, năm 2017 tốc độ tăng trưởng giảm sâu, có vùng còn tăng trưởng âm ví dụ như vùng Đông Nam Bộ, tăng trưởng các trang trại năm 2016 so với năm 2017 là -2,65%.

Như vậy, do nhu cầu sản xuất hàng hóa, tập chung và các hoạt động của các chính sách hỗ trợ của trung ương và địa phương, nên loại hình kinh tế trang trại chăn nuôi đã phát triển nhanh chóng trong thời gian qua và có xu hướng ngày càng phát triển trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại trên địa bàn xã quyết thắng tp thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 38 - 42)