Kết quả điều tra của các trang trại chăn nuôi gà thịt trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại trên địa bàn xã quyết thắng tp thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 73)

trên địa bàn xã

STT Họ và tên chủ

trang trại Tuổi Địa chỉ

Diện tích (m2) Lao động (người) Tổng vốn (trđ) Doanh thu (trđ) Chi phí (trđ) Lợi nhuận (trđ)

1 Trần Văn Khoa 63 Trung

thành 6300 3 951 1609 1271.353 337.647

2 Trương Văn Vỹ 48 Thái

sơn 2 7400 2 1328 1927 1256.864 670.136

3 Đào Thị Kiểm 58 Cây

xanh 7100 4 1532 1824 1339.346 484.654

4 Dương Nhật Hoàng 32 Cây

xanh 6300 2 897 1593 1089.936 503.064

5 Lê Thị Huê 35 Nam

Thành 7700 3 1485 2014 1346.585 667.415

6 Phạm Quốc Khánh 39 Nam

Thành 7200 4 927 1539 1057.454 481.546

Tổng 42000 18 7120 10506 7361.538 3144.462

Bảng 4.13: Hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân của một trang trại

chăn nuôi gà thịt tại xã Quyết thắng năm 2018

Chỉ tiêu Đơn vị Trang trại chăn nuôi gà thịt

TR Trđ 1.751 TC Trđ 1.226,923 Pr Trđ 524,077 TR/TC Trđ 1,427 Pr/TC Trđ 0,427 TR/LD Trđ 72,958 Pr/LD Trđ 21,833 TR/DT Trđ 0,250 Pr/DT Trđ 0,075 TR/V Lần 1,475 Pr/V Lần 0,441

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Cũng qua bảng 4.12 cho thấy:

Trên phương tiện sử dụng lao động: tính bình quân các trang trại, một lao động tạo ra 72,958 triệu đồng doanh thu và 21,833 triệu đồng lợi nhuận trên năm. Cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của các trang trại là khác cao, do trang trại chăn nuôi ở xã chủ yếu sử dụng lao động sẵn có trong gia đình, tiết kiệm được lượng chi phí đáng kể, ngoài ra việc thuê lao động ngoài cũng rất ít, bình quân một trang trại chăn nuôi gà thịt ở xã Quyết Thắng chỉ sử dụng 3 lao động.

Trên phương diện đất đai: Bình quân một m2 đất trang trại chăn nuôi tạo được 0,250 triệu đồng doanh thu và 0,075 triệu đồng lợi nhuận. Cho thấy mức thu doanh thu, lợi nhuận trên một m2 đất là thấp.

Trên phương diện sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại chăn nuôi là khác cao bình quân một trang trại khi bỏ ra một đồng vốn thu về 1,475 đồng doanh thu và 0,441 đồng lợi nhuận.

4.5. Hiệu quả về xã hội và môi trường của trang trại

4.5.1. Hiệu quả về mặt xã hội

Giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động nông thôn. Tổng số 6 trang trại góp phần tạo việc làm cho 13 lao động gia đình làm thường xuyên và làm giảm đáng kể chi phí, một số lao động làm thuê thường xuyên và lao động làm thuê thời vụ nhất là vào thời vụ khi xuất bán sản phẩm, dọn vệ sinh chuồng trại, tổ chức tiêm phòng, sử dụng thuốc.

Góp phần xóa đói, giảm nghèo cho một bộ phận người dân nông thôn, tăng thu nhập hàng tháng của các hộ dân, làm giảm sức ép về dân số, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế chính trị, văn hóa xã hội của địa phương.

Kinh tế trang trại là một mô hình tốt cho các hộ nông dân học tập. Nhờ có những mô hình trang trại, người nông dân cũng mạnh dạn làm theo, họ thay đổi hẳn tập quán canh tác, biết đầu tư, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường. Mặc dù kinh tế hộ gia đình ở quy mô nhỏ hơn nhưng với điểm nhấn là mô hình trang trại thì tổng thu nhập bình quân trên hộ/1 năm có xu hướng tăng lên.

Kinh tế trang trại phát triển còn là động lực thúc đẩy vệc hình thành và triển loại hình kinh tế, vệc phát triển kinh tế trang trại đã thúc đẩy phát triển dịch vụ cung ứng vật tư, thuốc thú y, cửa hàng thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi.

4.5.2. Hiệu quả về mặt môi trường

Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề gây nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương và người dân sống quanh khu vực chăn nuôi. Khi các mô hình trang trại được hình thành, đã đạt được những đóng góp đáng kể vào vệc bảo vệ môi trường:

Thông qua vệc sử dụng mô hình xử lý chất thải bằng men vi sinh học, góp phần làm giảm lượng khí thải, giảm mùi hôi, giảm vi khuẩn gây bệnh từ các hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ. Không những làm giảm lượng chất thải mà còn có thể sử dụng được các phế phụ phẩm, tái tạo được nguồn năng lượng sạch vào sản xuất.

Vấn đề lây lan dịch bệnh được quản lý và kiểm soát hiệu quả hơn việc chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ.

Chăn nuôi tập trung trong các trang trại liên kêt với các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi tập trung còn quản lý được vấn đề an toàn thực phẩm, vừa nâng cao được chất lượng của các sản phẩm chăn nuôi, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, vừa đảm bảo cho sức khỏe cho người dân.

4.6. Những thành tựu, hạn chế và những thuận lợi, khó khăn của phát triển trang trại chăn nuôi gà thịt ở xã Quyết Thắng triển trang trại chăn nuôi gà thịt ở xã Quyết Thắng

4.6.1. Những thành tựu

Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô công nghiệp như các trang trại, có hiệu quả cao đang từng bước thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống, quảng canh, tận dụng, hiệu quả thấp. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH - HĐH.

Hiệu quả kinh tế trang trại không chỉ mang lại cho chủ trang trại mà còn là sự đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng GDP, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho một số lao động gia đình và lao động thuê ngoài của xã. Ngoài ra đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng của người dân trong xã và các xã khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Kinh tế trang trại đã thu hút một khối lượng lớn tiền vốn trong nhân dân nói chung và nông dân nói riêng vào phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Chăn nuôi trang trại tập trung có điều kiện khống chế dịch bệnh, 100% các trang trại chăn nuôi đều sử dụng men vi sinh học để phân hủy các chất thải từ gà, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe vừa tận dụng nguồn khí thải cho sản xuất.

4.6.2. Những hạn chế

Các trang trại chăn nuôi vẫn chưa tận dụng hết diện tích chuồng trại để nâng số lượng con chăn nuôi do hạn chế về thị trường và dịch bệnh trong những năm gần đây, trình độ của chủ trang trại còn hạn chế, số lượng lao động và trình độ của lao động còn thấp, mức độ vay vốn còn hạn chế.

Dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn cho tiêu thụ sản phẩm khi xảy ra khoanh vùng dịch bệnh.

Giá thức ăn chăn nuôi, giống cao hơn khu vực (cao hơn 15% - 20%). Về tiêu thụ sản phẩm: Chưa xây dựng được thương hiệu nên giá cả bấp bênh. Những thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi.

Cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển chăn nuôi nói riêng khá đầy đủ và hoàn thiện. Có hệ thống đường giao thông thuận lợi.

Có điều kiện tự nhiên, khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp cho sự phát triển của ngành chăn nuôi.

Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương: Miễn thuế nông nghiệp, thủy lợi, hỗ trợ phòng dịch, hỗ trợ khi tiêu hủy… tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển kinh tế hộ và trang trại ở địa phương.

Công tác phòng dịch được chính quyền quan tâm, thường xuyên thông báo và quản lý chặt chẽ.

4.7. Những căn cứ để xây dựng giải pháp

Để xây dựng các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại ở xã Quyết Thắng trong thời gian tới tôi dựa vào các căn cứ khoa học sau:

Xu hướng tiêu dùng và sự thiếu hụt thịt gà trong nước:

Khác với một số nước trong khu vực và thế giới trong cơ cấu tiêu dùng thì thịt lợn và thịt gà chiếm cơ cấu khá cân bằng nhau, thậm chí một số nước như Thái Lan thịt gà chiếm 50% trong khi thịt lợn chỉ chiếm 39%, Indonesia

thịt gà chiếm 45% và thịt lợn chiếm 29%, Mỹ thịt gà chiếm 40% và thịt lợn chiếm 24% hay Canada thịt gà chiếm 37% và thịt lợn chiếm 29% trong tổng lượng thịt tiêu dùng năm 2013. Ở Việt Nam do nhiều lý do khác nhau nên ngành chăn nuôi gia cầm phát triển chậm, trong tổng lượng thịt sản xuất hàng năm của của nước ta thì thịt lợn chiếm trên 70% và thịt gà chiếm chưa đến 20% nên trong cơ cấu tiêu dùng của người dân thịt lợn vẫn chiếm đa số. Tuy nhiên, trong thập kỷ vừa qua cơ cấu tiêu dùng thịt đã có sự thay đổi đáng kể, đó là thịt gà có xu hướng tăng lên và thịt lợn có xu hướng giảm xuống, nếu năm 2005 thịt gà chỉ chiếm khoảng 18% và thịt lợn chiếm gần 75% thì năm 2013 thịt gà chiếm 22,6% và thịt lợn chiếm khoảng 60% trong tổng lượng thịt tiêu dùng và dự báo trong thời gian tới xu hướng này vẫn còn tiếp diễn.

Bên cạnh sự thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng thịt, thì thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên, chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện cộng với dân số ngày càng đông, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều, những điều này tất yếu sẽ dẫn đến mức tiêu thụ thịt gà bình quân đầu người cũng như như tổng sản lượng thịt gà để đáp ứng như cầu tiêu thụ trong nước sẽ tăng lên. Theo số liệu thống kê hải quan, trong tháng 11/2018 tổng kim ngạch nhập khẩu thịt gia cầm đã qua giết mổ của Việt Nam đạt hơn 19.66 triệu USD, tăng nhẹ so với tháng 10, mức tăng khoảng 3%, tương đương gần 520 nghìn USD; nhưng nếu so sánh với cùng kỳ năm 2017 thì mức chênh lệch là khá lớn, tăng tới 67.2%, tương đương 7.9 triệu USD.

Theo số liệu thống kê của ba năm (2016 - 2018) thì tổng sản lượng thịt gia cầm chiếm 17,5-19% so với tổng sản lượng thịt các loại, tăng trưởng bình quân qua ba năm đạt 6,83%. Thịt gà tăng trưởng bình quân 6,46%, trong đó thịt gà nuôi công nghiệp tăng 8,89%. Thịt thủy cầm tăng cao tới 8,09% trong đó thịt vịt tăng 8,75%, ngan tăng trưởng bình quân 5,49%, ngỗng tăng trưởng cao nhất là gần 22%.

Sản lượng thịt gia cầm đạt gần 1,1 triệu tấn, thịt gà gần 840 nghìn tấn chiếm 76,5%.

Trong khi đó, ở Thái Nguyên ngành chăn nuôi vì nhiều lý do khác nhau nên còn chậm phát triển đã dẫn tới sản lượng thịt gia súc, gia cầm trong tỉnh chỉ mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu trong tỉnh, 40% còn lại phải nhập từ các tỉnh khác.

Bên cạnh sự gia tăng về số lượng thì yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng ngày càng khắt khe, người tiêu dùng đòi hỏi các sản phẩm chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh chất lượng, thì yếu tố giá cả cùng là rất quan trọng vì trong nền kinh tế thị trường hiện nay sự lựa chọn của người tiêu dùng là rất đa dạng, nếu thịt gà trong nước không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và giá cả thì người tiêu dùng sẽ quay sang dùng các sản phẩm khác hay thịt gà của các doanh nghiệp FDI và thậm chí là nhập khẩu từ nước ngoài.

Để giải quyết được các yêu cầu trên, không còn con đường nào khác là hoạt động chăn nuôi gà thịt ở nước ta phải nâng cao năng suất, chất lượng thịt, nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phải tuân thủ những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

4.8. Phân tích ma trận SWOT về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại ở xã Quyết Thắng mô trang trại ở xã Quyết Thắng

Qua kết quả phân tích đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu, thực trạng phát triển chăn nuôi, tôi nhận thấy một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Từ đó, để đưa ra những giải pháp cụ thể giúp hộ nâng cao hiệu quả chăn nuôi và tăng thu nhập.

4.8.1. Điểm mạnh

- Hầu hết các chủ trang trại đều có kinh nghiện lâu năm trong chăn nuôi gia cầm nên họ có nhiều cách chăn nuôi để đạt hiệu quả cao như có thể nắm

bắt tình hình giá cả, thời điểm nuôi đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nhờ vào kinh nghiệm lâu lăm, người chủ trang trại sẽ chủ động hơn trong công tác phòng bệnh, nhằm giả thiểu rủi ro bị mất mát.

- Có nhiều nguồn lực để phát triển chăn nuôi như đất đai, lao động...

4.8.2. Điểm yếu

- Thiếu đầu tư hoàn chỉnh về chuồng trại

- Do chủ trang trại dựa vào kinh nghiệm là chính nên chưa có ý thức cao đối với phòng chống dịch bệnh. Đồng thời chưa có khả năng ứng phó với diễn biến bất thường xảy ra trong chăn nuôi.

- Lệ thuộc lớn về nguồn thức ăn cấp từ bên ngoài.

4.8.3. Cơ hội

- Điều kiện rự nhiên của địa phương thuận lợi cho việc chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng.

- Trong thời gian gần đây, giá bán của các loại sản phẩm từ gia cầm có xu hướng tăng.

- Được sự quan tâm giúp đỡ từ các cơ quan ban ngành trong công tác chăn nuôi như mở các lớp tập huấn kĩ thuật chăn nuôi, thường xuên kiểm tra đàn gà của các trang trại.

4.8.4. Thách thức

- Dịch bệnh luôn diễn ra thất thường gây khó khăn cho trang trại chăn nuôi. - Giá cả đầu vào, đặc biệt là giá cả thức ăn luôn biến động tăng cao. Điều này làm tăng tổng chi phí của trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại trên địa bàn xã quyết thắng tp thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 73)