Cơ đấu sử dụng đất của xã Quyết Thắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại trên địa bàn xã quyết thắng tp thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 51 - 56)

Năm

Chi tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1.155,52 100 1.155,52 100 1.155,52 100 Đất nông nghiệp 793,31 68,65 782,31 67,70 771,30 66,74 Đất phi nông nghiệp 347,47 30,06 359,47 31,10 383,04 33,14 Đất chưa sử dụng 14,74 1,28 13,74 1,18 10,70 0,92

(Nguồn: Văn phòng UBND xã Quyết Thắng)

Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian

được chia thành. Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa, rau màu.

Đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng số nghèo. Phân bố ở địa hình vàn cao nên khá tơi xốp, thoát nước tốt, thích hợp với cây khoai tây, rau, ngô, đậu.

Nhóm đất xám bạc màu: Phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói mòn, rửa trôi.

Nhóm đất Feralitic: Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn thích hợp với cây công nghiệp lâu năm là cây Chè.

Tuy diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất và còn diện tích đất chưa sử dụng khoảng 11 ha, có thể được quy hoạch một phần cho sản xuất nông nghiệp trong những năm tới. Bên cạnh các diện tích đất màu mỡ được sử dụng cho trồng cây nông nghiệp cho năng suất cao, thì còn những diện tích đất đồi, đất nghèo dinh dưỡng có thể sử dụng vào việc hình thành các trang trại chăn nuôi, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất với quy mô công nghiệp, như trang trại.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp là kênh đào Núi Cốc và một số con suối, hệ thống mương tưới, tiêu và ao, hồ với trữ lượng khá trải đều trên địa bàn xã.

- Nguồn nước ngầm: Đã được đưa vào sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã. Mực nước ngầm xuất hiện sâu từ 23 - 25 m, được nhân dân trong xã khai thác và sử dụng.

4.1.2.4. Các nguồn tài nguyên khác

- Tài nguyên nhân văn:

Là một xã có 7 dân tộc sinh sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hmông, Sán Dìu, Hoa, trong đó có 83 hộ theo đạo Thiên chúa giáo, tuy nhiên tập trung chủ yếu là người kinh, từ nhiều miền quê hội tụ, do vậy phong tục tập quán rất đa dạng. Trình độ dân trí so với các xã của thành phố ở mức cao, giàu truyền thống cách mạng, người dân cần cù chịu khó, có đội ngũ cán bộ có trình độ, năng động nhiệt tình, lãnh đạo các mặt Chính trị, Kinh tế - xã hội, xây dựng xã Quyết Thắng trở thành một xã giàu mạnh.

- Tuy nhiên xã vẫn chưa có các lợi thế nổi bật về tài nguyên nhân văn như: Truyền thống khoa bảng, lễ hội nổi tiếng.

4.1.3. Hiện trạng kinh tế - xã hội của xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên

4.1.3.1. Dân số và lao động

- Tổng số hộ trên toàn xã là 2387 hộ - Nhân khẩu: 9645 người;

- Lao động trong độ tuổi: 4000 người, trong đó nữ: 1345 người; - Cơ cấu lao động:

+ Sản xuất nông nghiệp: chiếm 60%.

+ Công nghiệp - Xây dựng cơ bản: chiếm 5%. + Dịch vụ: chiếm 35%.

- Xã có nguồn nhân lực lao động khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, số lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn lớn. Lao động nông nghiệp tại xã Quyết Thắng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cần có định hướng phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp, thu hút lao động lĩnh vực nông nghiệp chuyển đổi sang.

- Hàng năm UBND xã chú trọng công tác hướng nghiệp, dạy nghề và bằng các chương trình phát triển kinh tế xã hội, cho vay vốn để sản xuất, chương trình phát triển lâm nghiệp… tuy nhiên tình trạng thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên cũng như lực lượng lao động nông nghiệp cần được giải quyết.

4.1.3.2. Cơ cấu kinh tế

- Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã lần thứ VII, nền kinh tế của xã đạt mức tăng trưởng khá, xã đã áp dụng những cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng hàng năm lớn, năm sau tăng so với năm trước. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm. Thu ngân sách đều tăng vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội: năm 2005 đạt 187,24%; năm 2007 đạt 179,7%; năm 2009 đạt 115%. Năm 2010 đạt 154%, năm 2011 đạt 189,5% (so với kế hoạch).

Tỷ trọng cơ cấu kinh tế: Tổng thu nhập đạt 130,2 tỷ đồng. + Sản xuất nông nghiệp: Giá trị 78,12 tỷ, chiếm 60%.

+ Công nghiệp – xây dựng cơ bản: Giá trị 45,57 tỷ, chiếm 5%. + Dịch vụ: Giá trị 6,61 tỷ, chiếm 35%.

(Nguồn: do UBND xã cung cấp - năm 2010)

- Theo đánh giá chung, sản xuất nông nghiệp hàng năm vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tăng trưởng kinh tế, trong đó được chia thành các khu vực kinh tế nông nghiệp là trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là mục tiêu chủ yếu của xã.

- Thu nhập bình quân/người/năm: 18 triệu đồng. - Tỉ lệ hộ nghèo còn 3,8% (84 hộ), không có hộ đói.

4.2. Thông tin cơ bản về trang trại điều tra

4.2.1. Quá trình thành lập và phát triển

Những năm qua xã Quyết Thắng luôn giữ vững và phát huy sức mạnh tổng hợp, qua đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác lãnh đạo; chỉ đạo cùng với người dân hoàn thành cơ bản các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã lần thứ VII đề ra. Đó là mục tiêu phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh - dịch vụ, giáo dục - đào tạo,… thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị,… Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của xã những năm qua đã tạo thế và lực cho thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ và cơ cấu kinh tế có sự tăng trưởng và chuyển dịch hợp lý đã làm thay đổi nền kinh tế, từ một nền kinh tế tự cung tự cấp chuyển dần theo kinh tế hàng hóa. Hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh, cơ sở hạ tầng, văn hóa giáo dục, y tế,… có bước tiến tích cực, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.

Từ khi chính quyền địa phương bắt đầu thực hiện các chương trình nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bước đầu tiếp cận, viết ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Cho đến những năm gần đây, khi kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng đã có sự thay đổi đáng kể, có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất hơn. Kinh tế trang trại đang được coi là một hướng đi mới cho người nông dân, các loại hình trang trại bắt đầu phát triển nhanh về số lượng và quy mô với hình thức đa dạng và phong phú. Ban đầu là các mô hình trang trại gia đình với quy mô nhỏ lẻ.

4.2.2. Tình hình về các chủ trang trại

Kinh tế trang trại được hình thành từ kinh tế hộ nông dân, từ sản xuất tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa. Người chủ trang trại bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình tiến hành điều hành và quản lý sản xuất kinh

doanh của trang trại nhằm thu nhiều lợi nhuận, đạp ứng nhu cầu cho gia đình lẫn xã hội.

Mỗi trang trại đều cần có một người chủ có trình độ hiểu biết nhất định, biết cách điều hành, quản lý, chỉ đạo và định hướng cho sản xuất loại hình kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng là một loại hình kinh tế khó bởi vậy chủ trang trại là một yếu tố đầu vào rất quan trọng quyết định sự thành bại của trang trại. Trình độ của từng chủ trang trại khác nhau quyết định đến việc lựa chọn quy mô kinh doanh, lựa chọn các phương pháp kinh doanh khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại trên địa bàn xã quyết thắng tp thái nguyên tỉnh thái nguyên​ (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)