2.1.3.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng nhìn chung chúng ta có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa dịch vụ và với tất cả các phạm trù, quy luật kinh tế khác. Mặt khác hiệu quả kinh tế cũng là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế, nó phản ánh trinh độ các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khi các nguồn lực rất có hạn, nhu cầu hàng hóa của xã hội ngày càng tăng và đa dạng, nâng cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan của sản xuất.
Cụ thể đối với ngành nông nghiệp, hiệu quả kinh tế được hểu là mối tơng quan so sánh với lượng hiệu quả thu gom được và lượng chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất định của một phương án sản xuất nhất định, hay một cây trồng, một con gia súc nào đó đạt được trong tương quan so sánh rối ưu giữa đầu vào và đầu ra trong điều kiện sản xuất khác nhau, như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của ngành sản xuất nào đó. Khi xác định hiệu quả kinh tế
chúng ta cần xem xét và kết hợp chặt chẽ giữa lượng tuyệt đối với tương đối, qua đó biết được tốc độ và quy mô sản xuất đó. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường hiện nay, mục tiêu hàng đầu của người sản xuất kinh doanh là thu nhập và lợi nhuận cao, do vậy hiệu quả kinh tế trong sản xuất thiên hướng về mặt kinh tế nhiều hơn so với mặt xã hội.
Có nhiều quan điểm về khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế ở mỗi nơi, mỗi vùng thì khác nhau. Nhưng hầu hết các quan điểm đều phản ánh mối quan hệ giữa kết quả hoạt động sản xuất với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo quan niệm của LN CARIMÔP - Kinh tế chính trị Mác Lê Nin, cho rằng: “Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc doanh, bằng các so sánh hiệu quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn dự trữ sử dụng”.
Ngày nay người ta đông nhất giữa hiệu quả kinh tế với việu quả sản xuất mà hiệu quả sản xuất là một hiện tượng bao gồm nhiều mặt như hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường và trên các cơ sở đó người ta đưa ra một quan điểm về hiệu quả kinh tế.
Quan điểm I: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan điểm này cho phép chúng ta xác định được các chỉ tiêu tương đối của hiệu quả kinh tế bằng các so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt được hiệu quả đó [9].
𝐻 = 𝑄
𝐾
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là hiệu quả sản xuất K là tổng chi phí sản xuất
Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh mà chúng ta tính toán và nghiên cứu các chỉ tiêu khác nhau. Khi nghiên cứu về vốn, chúng ta có hiệu suất vốn bằng các lấy tổng số sản phẩm chia cho vốn sản xuất. Bằng các đó sẽ xác định được hiệu xuất lao động, với quan điểm này sẽ không xác định được quy mô sản xuất các đơn vị kinh tế. Trên thực tế hai cơ sở có quy mô sản xuất rất khác nhau, nhưng lại có hiệu xuất sử dụng vốn như nhau, nghĩa là có hiệu quả kinh tế về việc sử dụng ốn như nhau.
Quan điểm II: Hiệu quả kinh tế đo bằng hiệu số những giá trị sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
𝐻𝑄𝐾𝑇 = 𝐾𝑄𝑆𝑋 − 𝐶𝑃𝑆𝑋 (𝐻 = 𝑄 − 𝐾)
Quan điểm này cho phép xác định được các chỉ tiêu tuyệt đối của hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo quan điểm này thì phản ánh rõ nét về qui mô sản xuất của các đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất nào có qui mô sản xuất lớn sẽ đạt được tác động của từng yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh đến hiệu quả sản xuất. Như vậy, các chỉ tiêu này sẽ không giúp cho người sản xuất có những tác động cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh [9].
Quan điểm III: Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần bến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Như vậy, hiệu quả kinh tế bểu hiện ở tỷ lệ giữa phần tăng thêm của chi phí để đạt được kết quả này hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung.
𝐻 =∆𝐾
∆𝐶
Trong đó:
H: Tỷ suất kết quả sản xuất bổ sung
∆C: Tổng chi phí bổ sung
Tỷ suất này giúp cho các nhà sản xuất xác định được điểm tối đa hoá lợi nhận. Trên cơ sở đó, các nhà sản xuất sẽ đưa ra những quyết định sản xuất tối ưu nhất [9].
Còn trong kinh tế học vĩ mô chú ý tới quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng lên của kết quả sản xuất xã hội và chi phí sản xuất xã hội tăng lên.
Ta có:
𝐻 = ∆𝐾/∆𝐶
Trong đó:
∆K là phần tăng trưởng của kết quả sản xuất xã hội
∆C là phần tăng lên của chi phí lao động xã hội
Theo quan điểm này, các chi tiêu hiệu quả kinh tế đã phản ánh được chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh và nhờ đó người sản xuất sẽ có biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Nhưng trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của chi phí sẵn có (chi phí nền) và chi phí bổ sung. Tại các mức chi phí nền khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung khác nhau [9].
Ngoài ra còn một số quan điểm tương đồng về hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh. Theo tác giả Lê Thị Thụ (Vũ khí cạnh tranh thị trường - tạp chí thống kê Hà Nội năm 1992) cho rằng “Hiệu quả kinh tế là chi tiêu tổng hợp nhất về chất lượng gia sản xuất kinh doanh. Nội dung của nó so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra".
Bên cạnh đó còn có những quan điểm nhìn nhận hiệu quả kinh tế trong tổng thể xã hội. Quan điểm này cho rằng: “Hiệu quả kinh tế của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh tế được xác định bằng so sánh kết quả của nền sản xuất chung với chi phí hoặc nguồn dự trữ đã sử dụng. Quan điểm này được đưa ra khi đánh giá sự tiến hộ của nền sản xuất xã hội. Từ đó người ta xác định các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai” [8].
Nhìn chung quan điểm của các nhà khoa học về hiệu quả kinh tế tuy có những khía cạnh phân biệt, nhưng đều thống nhất với nhau. Hiệu quả kinh tế là lợi ích tối ưu mang lại của mỗi quá trình sản xuất kinh doanh.
2.1.3.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế
Mục đích yêu cầu đặt ra đối với quá trình sản xuất ở các thành phần kinh tế là khác nhau. Do vậy, việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cũng rất đa dạng. Các hộ nông dân, công nhân trong nông nghiệp họ tiến hành sản xuất trước tiên là để đáp ứng nhu cầu việc làm có thu nhập đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt thường ngày sau đó mới tính đến lợi nhuận và tích lũy. Còn đối với các doanh nghiệp tư nhân tiến hành sản xuất nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư tiền vốn để có thêm lợi nhuận. Đối với một quốc gia thì hiệu quả nó còn thể hiện trên nhiều mặt: Kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.
Ngoài ra, hiệu quả kinh tế còn có tính chất về mặt thời gian. Nó luôn luôn có xu hướng thay đổi một hoat động kinh tế diễn ra ở hôm nay có hiệu quả kinh tế cao, song trong tương lai thì chưa chắc đã có hiệu qua và ngược lại, bở vì giá trị sức lao động ngày một tăng. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế không chỉ là nhiệm vụ của một cá nhân, một đơn vị kinh tế mà còn là nhiệm vụ tất cả các ngành, các cấp và mỗi quốc gia. Vệc nỗ lực tìm cách để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất hàng hoá là một hoat động được coi là quyết định cho mọi nền kinh tế, chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất thì mới có cơ hội đưa nền kinh tế tồn tại và phát triển.
Nội dung của việc xác định và nâng cao hiệu quả xuất phát từ những nội dung chủ yếu sau [8]:
+ Mọi quá trình sản xuất liên quan mật thiết đến hai yếu tố cơ bản đó là chi phí sản xuất và kết quả sản xuất thu được từ chi phí đó. Mối quan hệ của hai yếu tố này là nội dung cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
+ Việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, xuất phát từ nhu cầu phát triển sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Đây là một trong những quy luật cơ bản của quá trình tái sản xuất xã hội.
+ Mức độ hiệu quả đạt được nó phản ánh trình độ phát triển lực lượng sản xuất và trình độ phát triển của xã hội. Hiệu qua kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra. Bản chất của hiệu quả kinh tế có nội dung là tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra.
Đối với nước ta, xuất phát ra một nền kinh tế thị trường, có nhiều vấn đề kinh tế được đánh giá và xem xét lại. Trong đó, vấn đề hậu quả được coi là một nội dung quan trọng nhất, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi một doanh nghiệp. Việc xem xét hiệu quả trên tất cả các khâu sản xuất, phân phối và lưu thông sản phẩm có nội dung phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong kinh doanh [8].
Để làm rõ bản chất của hiệu quả cân phải phân định sự khác nhau giữa hiệu quả, kết quả và mối quan hệ giữa chúng. Trong đó, kết quả là phần vật chất thu được từ mục đích hoạt động của con người, nó được thể hiện bằng nhiều chi tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu không ngừng tăng lên của con người, mà yêu cầu người ta phải xem xét kết quả đạt được tạo ra như thế nào, chi phí bỏ ra là bao nhiêu. Chính vì vậy, khi đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh người ta không chỉ dừng lại ở vệc đánh giá chất lượng hoat động sản xuất kinh doanh để tạo ra kết quả đó. Việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là một nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế.
Trên pham vi toàn xã hội các chi phí bỏ ra để thu được kết quả là chi phí lao động xã hội. Vì vậy, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã hội. Từ đó ta có thể kết luận rằng: Thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm
hao phí lao động xã hội cùng tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện nguồn lực nhất định [8].
2.1.3.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
a)Phân loại hiệu quả kinh tế theo nội dung và bản chất [9].
+ Hiệu quả kinh tế có biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được vê mặt kinh tế với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó bao gồm: Bảo vệ môi trường, lợi ích công cộng, trật tự an toàn xã hội,...
+ Hiệu quả kinh tế nó thể hiện sự phát triển của công ty, của vùng lãnh thổ, của một quốc gia,… đây là kết quả của nhiều yếu tố tổng hợp lại như tình hình đời sống, trình độ dân trí, vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, sự phát triển sản xuất của cả vùng….
b) Phân loại hiệu quả kinh tế theo phạm vi và đối tượng xem xét [9] Phạm trù này được đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội như các địa phương, các ngành sản xuất, từng đơ sở, đơn vị sản xuất hay một quyết định quản lý,... có thể phân loại phạm trù này như sau:
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả kinh tế chung trong toàn bộ nền sản xuất xã hội.
+ Hiệu quả kinh tế ngành: Là hiệu quả tính riêng từng ngành sản xuất vật chất như ở ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,.... Trong nông nghiệp được chia thành hiệu quả kinh tế của cây nông nghiệp, hiệu quả kinh tế của cây lương thực, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm,...
+ Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: Là tính riêng đối với từng vùng, khu vực địa phương.
+ Hiệu quả kinh tế của từng quy mô sản xuất - kinh doanh như: Hộ gia định, hợp tác xã, nông trường quốc doanh, công ty, tập đoàn sản xuất.
+ Hiệu quả kinh tế của từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố chi phí đầu tư với sản xuất như: biện pháp vê giống, chi phí thức ăn...
c)Phân loai hiệu quả kinh tế theo từng yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất [9].
+ Hiệu quả sử dụng đất + Hiệu quả sử dụng lao động + Hiệu quả sử dụng vốn
+ Hiệu quả ứng dụng công nghệ mới + Hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật