Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

1.2 Cơ sở thực tiễn

* Khái quát về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Về cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư cho thấy, Các dự án có hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 100% về số dự án và 100% về tổng vốn đầu tư đăng ký. Hình thức liên doanh chiếm 0% về số dự án và 0% về tổng vốn đầu tư đăng ký.

Do hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là chủ yếu, nên hạn chế nhiều trong việc học tập kinh nghiệm quản lý, kinh doanh cũng như kiểm soát hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài.

So với cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư trong phạm vi cả nước, về cơ bản có cùng xu hướng, trong đó hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hình thức đầu tư, tiếp theo là hình thức liên doanh. Các hình thức đầu tư khác như hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, công ty cổ phần, công ty quản lý vốn chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư của cả nước tính đến 20/10/2014

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Tính lũy kế đến ngày 20/10/2014 cả nước đã thu hút được 17.219 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới trên 244 tỷ USD. Dẫn đầu là các dự án FDI đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài với 13.886 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 166,35 tỷ USD (chiếm 81% tổng số dự án và 68% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước)

Hình thức liên doanh đứng thứ hai với 2.912 dự án và 59,8 tỷ USD đăng ký (chiếm 17%tổng số dư án và 25% tổng vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo là 4 hình thức đầu tư còn lại, lần lượt theo thứ tự là: hình thức hình thức hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao (BT) có 12 dự án với 8,17 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 215 dự án với5,13 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký. Hình thức công ty cổ phần có 193 dự án với 4,5 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký. Cuối cùng là hình thức công ty mẹ con chỉ có duy nhất 1 dự án 98 triệu USD.

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu vốn FDI tại Việt Nam phân theo hình thức đầu tư (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/10/2014)

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, quyền điều hành hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp (hoặc thuê người) quản lý toàn bộ và chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án FDI, vì vậy tạo tâm lý thoải mái, tự chủ, không chịu sự rằng buộc cho nhà đầu tư. Có thể thấy đây là ưu điểm lớn để hình thức này luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu vốn FDI của cả nước so với các hình thức đầu tư khác.

- Tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài 9 tháng năm 2016: Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 16,43 tỷ USD, bằng 95,8% so với cùng kỳ năm 2015.

+ Tình hình hoạt động:

Vốn thực hiện:

Tính đến ngày 20/09/2016, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 11,02 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Tình hình xuất, nhậpkhẩu:

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong 9 tháng đầu năm 2016 đạt 91,165 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 71,1% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong 9 tháng

đầu năm 2016 đạt 89,471 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ 2015 và chiếm 69,7% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tính trong 9 tháng đầu năm 2016 đạt 74,019 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 59% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2016, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,146 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 15,452 tỷ USD không kể dầu thô.

+ Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

Theo số liệu của hệ thống thông tin về Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20 tháng 9 năm 2016 cả nước có 1.820 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 11,165 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2015. Đến 20 tháng 09 năm 2016, có 851 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,265 tỷ USD, bằng 86,1% so với cùng kỳ năm 2015. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 16,43 tỷ USD, bằng 95,8% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo lĩnh vực đầu tư: Trong 9 tháng đầu năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 767 dự án đầu tư đăng ký mới và 608 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 12,15 tỷ USD,chiếm 73,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 9 tháng. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 34 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1 tỷ USD, chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đứng thứ 3 với 649 triệu USD, chiếm 3,9% tổng vốn đầu tư..

Theo đối tác đầu tư: Trong 9 tháng đầu năm 2016 có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,58 tỷ USD, chiếm 34% tổng vốn

đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,84 tỷ USD, chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư đăng ký; Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,7 tỷ USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư: Trong 9 tháng đầu năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh thành phố, trong đó Hải Phòng là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 37 dự án cấp mới và 28 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,74 tỷ USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư. Hà Nội đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,97 tỷ USD, chiếm 12%. Tiếp theo là Đồng Nai, Bình Dương với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm lần lượt là 1,89 tỷ USD và 1,49 tỷ USD.

Một số dự án lớn được cấp phép trong 9 tháng đầu năm 2016 là:

- Dự án LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15/4/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD do LG Display co.,ltd (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng....

- Dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng, tổng vốn đầu tư đăng ký 550 triệu USD do LG Innotek Co.,Ltd (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất mô đun camera tại Hải Phòng.

- Dự án Thành phố Amata Long Thành, tổng vốn đầu tư đăng ký 309,3 triệu USD do nhà đầu tư Thái Lan đầu tư với mục tiêu đầu tư xây dựng khu đô thị dịch vụ theo quy hoạch tại Đồng Nai.

- Dự án Trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, do Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đầu tư với mục tiêu tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện, điện tử và viễn thông công nghệ cao (CPC851) tại Hà Nội.

- Dự án Seoul Semiconductor Vina, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư tại Hà Nam với mục tiêu nghiên cứu, phát triển, sản xuất, lắp ráp và gia công bóng LED (LED Chip), gói LED (LED package), các sản phẩm bán dẫn, linh kiện LED (LED components), mô - đun LED (LED module) (Nguồn số liệu: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)