Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 64)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Để có được những thông tin, dữ liê ̣u phục vu ̣ cho quá trình viết luâ ̣n văn, tác giả đã sử du ̣ng các phương pháp thu thâ ̣p dữ liê ̣u sau:

2.2.1.1. Phương phá p thu thập số liê ̣u thứ cấp

Tác giả đã thu thập số liệu ở các cơ quan tổng hợp như: Chi cục thống kê Thành phố Sông Công, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên… những báo cáo kết quả quản lý kinh tế và thực hiện kế hoạch hàng năm của các phòng, ban trong Thành phố Sông Công, những công báo có liên quan đến hoạt động thu hút FDI của UBND Thành phố Sông Công, những vấn đề lý luận và thực tiễn được công bố trên mạng, những chính sách chủ yếu có liên quan đến hoạt động thu hút FDI. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các dữ liệu của các Công ty về

báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường. Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học. Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan. Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.2.1.2. Phương phá p thu thập số liê ̣u sơ cấp

- Phương pháp chuyên gia: Để nắ m được thực tra ̣ng hoạt động thu hút FDI của thành phố Sông Công - tỉnh Thái Nguyên, cũng như hiểu được những vấn đề vướng mắc trong hoạt động thu hút FDI của Thành phố Sông Công và đồng thời có được những đề xuất, đóng góp quý báu của các chuyên gia.

Áp du ̣ng phương pháp này, giúp tác giả biết được những khó khăn vướng mắc hiện ta ̣i của Thành phố Sông Công trong quá trình thu hút FDI của Thành phố Sông Công. Qua đó, tác giả có nhìn nhâ ̣n chính xác hơn về hoạt động thu hút FDI của Thành phố Sông Công, phù hợp với thực tiễn và đi ̣nh hướng công tác quản lý của Viê ̣t Nam. Tác giả sử dụng bảng câu hỏi đi sâu vào các yếu tố bên trong (như: Đất đai, thời gian cấp phép đầu tư, nguồn lao động…) Và các nhân tố bên ngoài (như: Vị trí địa lý, các thủ tục hành chính…). Tác giả tiến hành điều tra các cán bộ sở ban ngành, phòng ban có liên quan đến hoạt động thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Thành phố Sông Công. Tác giả xác định số mẫu điều tra theo công thức tính mẫu được đề xuất bởi Yamane (1973) như sau:

Trong đó:

n: Số lượng mẫu cần xác định cho điều tra N: là tổng số mẫu

Trong nghiên cứu này, tổng số mẫu (cán bộ sở ban ngành, phòng ban) liên quan đến hoạt động thu hút FDI là khoảng 300, ta cho phép nghiên cứu sai số 2% và độ tin cậy là 98%, như vậy ta có:

n = 300/(1 + 300 (0,2)2) = 23. Để tăng độ tin cậy trong nghiên cứu, tác giả lựa chọn dung lượng mẫu là 30.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Để nắ m được thực tra ̣ng hoạt động thu hút FDI của Thành phố Sông Công cũng như hiểu được những vấn đề vướng mắc trong quá trình thu hút FDI của Thành phố Sông Công và đồng thời có được những đề xuất, đóng góp quý báu của các Doanh nghiệp FDI được điều tra. Trong phiếu điều tra các Doanh nghiệp tác giả sử dụng các câu hỏi để tìm hiểu về hoạt động của các Doanh nghiệp FDI trên địa bàn. Trên địa bàn thành phố Sông Công hiện nay có 08 Doanh nghiệp FDI, Do số lượng các Doanh nghiệp FDI trên địa bàn ít và lại tâp trung để đảm bảo bao quát toàn bộ các doanh nghiệp trên địa bàn tác giả đã tiến hành điều tra tất cả 08 doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Sông Công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)