5. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Sông Công tỉnh
Thái Nguyên
Sông Công là thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Sông Công tiền thân là Thị xã Sông Công được thành lập trên cơ sở thị trấn Mỏ Chè, các xã Cải Đan, Tân Quang và Bá Xuyên của huyện Phổ Yên theo quyết
định số 113/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, ban đầu gồm 3 phường: Lương Châu, Mỏ Chè, Thắng Lợi và 3 xã: Bá Xuyên, Cải Đan, Tân Quang, khi đó thuộc tỉnh Bắc Thái. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tái lập tỉnh Thái Nguyên từ tỉnh Bắc Thái, thị xã Sông Công trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 10 tháng 4 năm 1999, thị xã Sông Công thành lập phường Phố Cò và xã Vinh Sơn theo Nghị định số 18/1999/NĐ-CP củaChính phủ Việt Nam. Cũng theo quyết định này, xã Cải Đan đổi thành phường Cải Đan, xã Bình Sơn thuộc huyện Phổ Yên chuyển về thị xã Sông Công quản lý. Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Bộ Xây dựng ban hành quyết định số 925/QĐ-BXD công nhận thị xã Sông Công là đô thị loại III. Ngày 13 tháng 1 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP giải thể thị trấn nông trường và điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn thuộc các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Đại Từ; thành lập phường thuộc thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; theo đó, thành lập phường Bách Quang trên cơ sở điều chỉnh 852,5 ha diện tích tự nhiên và 9.260 nhân khẩu của xã Tân Quang.
Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công; thành lập phường thuộc thị xã Sông Công và thành lập thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; theo đó, chuyển giao toàn bộ 1.560,80 ha diện tích tự nhiên và 23.865 nhân khẩu của xã Lương Sơn, thành phố Thái Nguyên về thị xã Sông Công quản lý; thành lập phường Lương Sơn thuộc thị xã Sông Công , thành lập thành phố Sông Công trên cơ sở toàn bộ 9.837,07 ha diện tích tự nhiên và 109.409 nhân khẩu của thị xã Sông Công.
Sông Công là thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa - xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Với vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, Sông Công có các tuyến giao
thông quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối với Thủ đô Hà Nội ở phía Nam và thành phố Thái Nguyên ở phía Bắc, là điều kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh giao thương với các vùng kinh tế Bắc Thủ đô Hà Nội, phía Nam vùng Trung du miền núi phía Bắc mà Trung tâm là thành phố Thái Nguyên và các vùng kinh tế Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với lợi thế đặc biệt, Sông Công từ lâu đã được xác định là trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 1 tháng 7 năm 2015, Sông Công long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập thị xã Sông Công, công bố thành lập Thành phố Sông Công và đón nhận huân chương lao động hạng Ba cùng với sự hiện diện của nhiều đại biểu đến từ các thành phố, thị xã trong khu vực miền bắc.