5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Phân tích nhân tố và đánh giá độ tin cậy của thang đo
Do nghiên cứu sử dụng các câu hỏi điều tra để xây dựng các nhân tố trong mô hình nghiên cứu, vì vậy phân tích nhân tố và đánh giá độ tin cậy của thang đo là hết sức cần thiết.
Phân tích nhân tố là một phƣơng pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa nhƣng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của biến ban đầu.
Tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định và hệ số tƣơng quan biến tổng. Các biến không đảm bảo tin cậy sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu và không xuất hiện khi phân tích khám phá nhân tố.
Tiêu chuẩn để lựa chọn các biến là: Cronbach’s Alpha tối thiểu là 0.6 và hệ số tƣơng quan biến tổng phải từ 0.3 trở lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phân tích nhân tố và đánh giá độ tin cậy của yếu tố sự cảm nhận của khách hàng về chất lƣợng
Ta tiến hành chạy phân tích nhân tố lần thứ nhất cho yếu tố sự cảm nhận của khách hàng ta thấy cả 3 biến cùng giải thích cho một nhân tố. Tiến hành phân tích độ tin cậy cho 3 biến trên ta đƣợc kết quả nhƣ sau: hệ số Cronbach’s Alpha của các biến là 0.730 > 0.6, đủ độ tin cậy để tiến hành các phân tích tiếp theo.
Phân tích nhân tố và đánh giá độ tin cậy của yếu tố sự cảm nhận của khách hàng về giá bán
Ta tiến hành chạy phân tích nhân tố lần thứ nhất cho yếu tố sự cảm nhận của khách hàng về giá bán. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Hai biến GT1 và GT4 không cùng giải thích cho một nhân tố nhƣ hai biến còn lại. Loại bỏ hai biến này ra khỏi phân tích nhân tố.
Chạy lại phân tích nhân tố lần 2, ta thấy hai biến GT2 và GT3 cùng giải thích cho một nhân tố, phù hợp với mô hình. Tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho hai biến trên ta đƣợc kết quả nhƣ sau: hệ số Cronbach’s Alpha của hai biến là 0.967 >6, đủ độ tin cậy để tiến hành các phân tích tiếp theo.
Phân tích nhân tố và đánh giá độ tin cậy của yếu tố sự cảm nhận của khách hàng về hình ảnh
Ta tiến hành chạy phân tích nhân tố lần thứ nhất cho yếu tố sự cảm nhận của khách hàng về hình ảnh, kết quả nhƣ sau: 6 biến cùng giải thích cho một nhân tố. Tiến hành phân tích độ tin cậy cho 6 biến trên ta đƣợc kết quả nhƣ sau: Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến là: 0.861 > 0.6, đủ độ tin cậy để tiến hành các phân tích tiếp theo.
Phân tích khám phá nhân tố các biến độc lập
Tiêu chuẩn đánh giá phân tích khám phá nhân tố phù hợp là hệ số KMO tối thiểu bằng 0.5, kiểm định Barlett có p-value nhỏ hơn 0.05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập cho thấy từ biến quan sát hình thành 4 nhân tố với hệ số KMO = 0.667, kiểm định Barlett có p- value = 0.00 < 0.05, phƣơng sai trích là 82.48% > 50%, hệ số factor loadings đều lớn hơn 0.5. Vì vậy có thể cho rằng sử dụng phƣơng pháp phân tích khám phá nhân tố với dữ liệu nghiên cứu là phù hợp và tin cậy.
Kết quả phân tích khám phá nhân tố cho thấy từ 3 nhân tố lý thuyết ban đầu đã hình thành 4 nhân tố thông qua dữ liệu điều tra. Trong đó biến quan sát HA5 và HA6 tách ra thành một nhân tố riêng biệt. Tác giả cho rằng điều này hoàn toàn phù hợp và có thể gọi tên nhân tố này là khả năng đáp ứng khách hàng. Vì vậy để đảm bảo tính tin cậy của mô hình nghiên cứu tác giả tiến hành điều chỉnh và phát biểu lại giả thuyết nghiên cứu mới cho phù hợp với môi trƣờng nghiên cứu cụ thể và dữ liệu nghiên cứu thu thập đƣợc.
Phân tích khám phá nhân tố biến phụ thuộc
Kết quả phân tích khám phá nhân tố biến phụ thuộc từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy hệ số KMO = 0.673 > 0.5, kiểm định Barlett có p-value = 0.00 < 0.005, phƣơng sai trích bằng 77.249 % > 50% và các biến quan sát chỉ hình thành duy nhất một nhân tố.