Hỗ trợ tài chính và vốn cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 56 - 59)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Hỗ trợ tài chính và vốn cho các doanh nghiệp

Chƣơng trình tín dụng ƣu đãi đầu tƣ nhằm hỗ trợ các dự án đầu tƣ phát triển du lịch qua các năm chƣơng trình này đƣợc triển khai thiếu hiệu quả, cơ chế ƣu đãi đầu tƣ không đến đƣợc với nhiều doanh nghiệp, do đối tƣợng đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi còn hạn chế, thủ tục cho vay vốn dự án còn nhiều phức tạp.

Chƣơng trình Hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ: nhằm hỗ trợ các dự án đầu tƣ phát triển có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững.

Trong thực tế, các doanh nghiệp thƣờng chọn hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ hơn hình thức vay vốn tín dụng ƣu đãi vì đối tƣợng đƣợc hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ rộng rãi hơn cho vay tín dụng và thủ tục đơn giản hơn vay vốn tín dụng ƣu đãi.

Trong những năm qua, dƣới tác động của nền kinh tế toàn cầu, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng tăng cao chính vì vậy các ngân hàng và tổ chức tín dụng có chính sách thắt chặt cho vay đối với các doanh nghiệp.

Có thể nói vốn và vay vốn luôn là một khó khăn của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng, do phần lớn các doanh nghiệp du lịch chƣa có bề dày và uy tín trên thƣơng trƣờng, lại thiếu tài sản thế chấp khi muốn vay vốn ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Tỉnh đã có những hoạt động tích cực trong hoạt động trợ giúp cho các doanh nghiệp du lịch tiếp cận đến các nguồn vốn nhƣ nghiên cứu xúc tiến thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để các doanh nghiệp vay vốn với lãi xuất ƣu đãi hoặc hỗ trợ lãi xuất đầu tƣ; thông qua các Quỹ tín dụng nhân dân để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để cho các doanh nghiệp vay phát triển; Dùng ngân sách của địa phƣơng để hỗ trợ các DN có dự án đầu tƣ đƣợc duyệt, hoặc hỗ trợ lãi xuất sau đầu tƣ; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn qua các kênh hỗ trợ phát triển,các ngân hàng thƣơng mại, vốn nhàn rỗi từ kho bạc Nhà nƣớc.

Hoạt động thanh toán của ngân hàng đã đƣợc cải thiện nhiều, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có sự phát triển vƣợt bậc, đặc biệt là hình thức chuyển tiền và thanh toán qua ngân hàng điện tử, một hình thức trả tiền nhanh, an toàn, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, đáp ứng với sự tăng mạnh khối lƣợng hàng hóa, DV trao đổi trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài trong thời gian gần đây.

Với những nỗ lực đó, hiện đã có trên 75/95 doanh nghiệp du lịch có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Dƣ nợ cho vay đối với các DN chiếm 67% tổng dƣ nợ cho vay toàn nền kinh tế, trong đó tổng dƣ nợ cho vay đối với các doanh nghiệp du lịch chiếm 17% tổng dƣ nợ cho vay các DN. Tỷ lệ các doanh

nghiệp du lịch tiếp cận đƣợc các nguồn vốn tín dụng ở mức không cao (khoảng 19% tổng số các doanh nghiệp trên địa bàn).

Bảng 3.14. Kết quả điều tra hỗ trợ tài chính và vốn cho các doanh nghiệp

Tiêu chí Số mẫu Giá trị trung bình

Có các chƣơng trình hỗ trợ tài chính và vốn cho

doanh nghiệp 100 3.15

Các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi đầu tƣ nhằm hỗ trợ cho việc phát triển các doanh nghiệp du lịch phù hợp

100 3.04

Có hỗ trợ lãi xuất sau đầu tƣ cho các doanh nghiệp 100 3.18 Dễ dàng tìm kiếm thông tin cũng nhƣ các ngân

hàng, tổ chức cho vay vốn và tín dụng 100 3.11 Khả năng vay vốn để phát triển doanh nghiệp dễ

dàng và vay vốn thuận lợi 100 3.14

Số lƣợng vốn vay đƣợc nhiều đủ để phát triển và

đầu tƣ 100 3.09

Lãi suất vay vốn cho đầu tƣ phát triển doanh

nghiệp phù hợp 100 3.17

Thời gian vay vốn dài hạn 100 3.01

(Nguồn: Điều tra thực tế các doanh nghiệp)

Các doanh nghiệp tham gia điều tra đều đánh giá các tiêu chí về chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng ở mức độ trung bình với giá trị bình quân dao động từ 3.01 - 3.49. Có thể thấy, chính sách hỗ trợ về vốn và tín dụng của tỉnh và thành phố Thái Nguyên cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu cho sự phát triển của các công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực trên, việc tiếp cận các nguồn tín dụng còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, chính sách hỗ trợ tài chính liên quan đến hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch đang thiếu và yếu. Thứ hai, chính sách hỗ trợ tài chính thông qua việc cho vay vốn với mức lãi suất thấp, ƣu đãi chƣa đáp ứng

đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp, hoặc các doanh nghiệp không đáp ứng đƣợc các điều kiện, hoặc gặp phải rào cản của thủ tục. Mặt khác, mức lãi suất nhiều biến động trong thời gian qua gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp xác định nhu cầu và thời điểm vay vốn phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)