Nhóm giải pháp liên quan tới phát triển ngành du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 90 - 94)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Nhóm giải pháp liên quan tới phát triển ngành du lịch

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho du lịch:

Tiềm năng, tài nguyên Du lịch thiên nhiên và nhân văn phong phú, song khả năng, năng lực khai thác còn yếu, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc kinh doanh du lịch của tỉnh chƣa đồng bộ. Sau thành công của năm Du lịch quốc gia 2007 và Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên - Việt Nam 2011, hình ảnh về quê hƣơng, con ngƣời Thái Nguyên đã thu hút đƣợc du khách thập phƣơng trong nƣớc quốc tế biết đến với một vị thế cao hơn. Để đảm bảo cho du lịch phát triển thì việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng là vấn đề hết sức quan trọng. Một số giải pháp có thể áp dụng nhƣ:

- Xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông đi lại từ khu vực Trung tâm thành phố Thái Nguyên tới các điểm du lịch (đƣờng từ thành phố lên huyện Đại Từ, Võ Nhai, Định Hóa...). Yêu cầu chung đối với các tuyến đƣờng: Đảm bảo mặt đƣờng đủ cho hai xe tải tránh nhau, rải nhựa êm, không mấp mô, sạt lở gây nguy hiểm khi lƣu thông. Có thể lấy đoạn đƣờng từ Quốc lộ 3 đi Chợ Chu - Định Hoá (Thái Nguyên) làm mẫu.

- Nâng cấp, tu bổ và sửa chữa các điểm, khu du lịch, đảm bảo việc phát triển các khu du lịch đi vào chiều sâu. Việc nâng cấp, tu bổ các khu du lịch trƣớc tiên càn chú trọng vào các điểm du lịch đặc thù của Thái Nguyên nhƣ Hồ Núi Cốc, ATK, vùng chè Tân Cƣơng. Về lâu dài tỉnh cần có nguồn vốn cho việc tu bổ các khu du lịch, di tích các điểm thăm quan có cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nhƣ: Hang Phƣợng Hoàng, Hang Thần Sa... Tỉnh chủ động lập quy hoạch du lịch chi tiết trên địa bàn Thái Nguyên mà không tách rời quy hoạch của vùng, miền và quốc gia về du lịch. Có kế hoạch phát triển du lịch lâu dài một cách bền vững các khu du lịch trọng điểm và các vùng phụ cận nhƣ khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc, khu du lịch văn hoá - lịch sử Quốc gia vùng ATK, khu du lịch văn hoá - lịch sử Thần Sa... Nhằm bảo vệ tốt nhất cảnh quan du lịch, môi trƣờng du lịch cũng nhƣ nguồn tài nguyên du lịch. Tại

những điểm du lịch, cần xây dựng những nhà tạm, những điểm dừng chân có mái che để khách nghỉ ngơi. Đồng thời phải có bãi đậu xe, nhà vệ sinh, nhà hàng phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho khách. Đây là những công trình cần đƣợc ƣu tiên đầu tƣ ngay từ đầu tại các điểm du lịch. Ta có thể tranh thủ kêu gọi sự đầu tƣ của ngƣời dân địa phƣơng, lấy ngƣời dân địa phƣơng làm nòng cốt trong việc phục vụ khách du lịch cũng nhƣ huy động vốn từ dân trong xây dựng các nhà hàng, nhà nghỉ ngay tại điểm du lịch. Tuy nhiên những cơ sở này phải đƣợc quản lý chặt chẽ bởi Sở Văn hoá thể thao và Du lịch sở tại về hoạt động kinh doanh cũng nhƣ về vấn đề đào tạo lực lƣợng lao động.

- Đối với các điểm du lịch xa trung tâm, xa thành phố, ta có thể khai thác những giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của các tộc ngƣời ở địa phƣơng vào du lịch. Tại các điểm du lịch đó, có thể tổ chức cho khách đi đến các bản làng, tham, gia vào cuộc sống sinh hoạt của ngƣời dân.

- Ngƣợc lại, đối với các địa phƣơng phải có ý thức đƣa những giá trị văn hoá truyền thống của tộc ngƣời mình trở thành một sản phẩm của du lịch. Muốn nhƣ vậy, ngành du lịch địa phƣơng phải có kế hoạch đầu tƣ, quy hoạch cụ thể đối với từng cụm, điểm du lịch.

Xây dựng các tuyến, điểm du lịch, sản phẩm du lịch:

- Việc xây dựng các tuyến, điểm và sản phẩm du lịch đặc thù hết sức quan trọng. Tiềm năng du lịch của Thái Nguyên chỉ trở nên dồi dào khi nó “nối mạng” đƣợc với mối liên kết lịch sử giầu tính truyền thống với vùng Việt Bắc cả về sắc thái văn hoá và lịch sử đấu tranh cách mạng. Chính vì vậy, du lịch Thái Nguyên phải đƣợc phát triển trong mối liên kết chặt chẽ với các địa phƣơng lân cận nhƣ: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang trong tiểu vùng du lịch Đông Bắc. Việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của địa phƣơng, tạo ra những nét khác biệt so với các sản phẩm du lịch của vùng.

của vùng để từ đó khắc phục những hạn chế của mình, trên cơ sở đó khẳng định những nét đặc trƣng, khác biệt của du lịch Thái Nguyên đối với các tỉnh bạn.

- Tuyến du lịch chính cần khai thác là Hà Nội - Thái Nguyên - Tuyên Quang; Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, Thái Nguyên - Lạng Sơn, Thái Nguyên - Hà Nội và các tỉnh phụ cận, Thái Nguyên với tiểu vùng du lịch Đông bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh)…

- Xây dựng các tuyến du lịch mạnh của địa phƣơng nhƣ: Tuyến du lịch trung tâm thành phố Thái Nguyên với các điểm tham quan chính là Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, đền thờ Đội Cấn, chùa Phủ Liễn. Tuyến du lịch trung tâm thành phố Thái Nguyên đi Hồ Núi Cốc với các điểm du lịch: Làng nghề chè truyền thống Tân Cƣơng, thắng cảnh Hồ núi Cốc, khu di tích Núi Văn, núi Võ, địa điểm thành lập Cơ quan chỉ huy chiến khu Nguyễn Huệ, nơi thành lập cơ sở Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Tuyến du lịch trung tâm thành phố Thái Nguyên đi ATK Định Hoá với điểm du lịch chính là: Đền Đuổm, khu ATK Định Hoá. Tuyến du lịch thành phố Thái Nguyên đi Đồng Hỷ - Võ Nhai, với: Chùa Hang, động Linh Sơn, khu di tích khảo cổ học Thần Sa, khu Suối Mỏ Gà - hang Phƣợng Hoàng, di tích rừng Khuôn Mánh. Tuyến du lịch Thành phố Thái Nguyên đi các điểm du lịch phía Nam tỉnh với: Đình Hộ Lệnh, đình Phƣơng Độ, đình Xuân La, đền Lục Giáp, chùa Hang… Đồng thời, có sự đầu tƣ thích hợp đối với các điểm du lịch nhỏ, lẻ.

- Các sản phẩm du lịch cần phải đặc biệt và gắn với yếu tố vùng miền. Trong thời gian tới, sản phẩm du lịch đặc thù của Thái Nguyên sẽ là: Du lịch sinh thái kết hợp với tham quan - nghỉ dƣỡng cuối tuần, chủ yếu tập trung ở khu vực: Hồ Núi Cốc, thành phố Thái Nguyên.

Tăng cường xúc tiến, quảng bá hình ảnh về du lịch Thái Nguyên:

- Công tác tuyên truyền, giới thiệu về du lịch Thái Nguyên hết sức quan trọng. Trong những năm tới, ngành du lịch Thái Nguyên nên tranh

thủ khai thác mọi nguồn lực từ ngân sách, nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp, mở rộng liên doanh, liên kết với các tỉnh bạn để tuyên truyền mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh của du lịch Thái Nguyên, nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc, hƣớng tới xây dựng một hình ảnh đa dạng về loại hình, phong phú về đối tƣợng du khách với chất lƣợng phục vụ và hiệu quả cao. Trong chiến lƣợc quảng bá, đối tƣợng hƣớng tới của du lịch Thái Nguyên là khách trong nƣớc và quốc tế. Vì vậy, ta phải có sự liên kết với các công ty lữ hành trong và ngoài nƣớc để có lƣợng khách ổn định và thƣờng xuyên nhất.

- Hình thức tuyền truyền, quảng bá chủ yếu tập trung vào các loại hình nhƣ Website, hội chợ - triển lãm trong nƣớc, thông qua tổ chức các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hoá - du lịch, các biển chỉ dẫn và các khu, tuyến, điểm du lịch,... Tranh thủ sự hỗ trợ của chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch để nâng cao hình ảnh của du lịch Thái Nguyên trên thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Phát triển du lịch bền vững gắn liến với bảo vệ môi trường:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông, giáo dục để nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cƣ và khách du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du lịch, bảo vệ văn hoá truyền thống. Hƣởng ứng tuần lễ môi trƣờng du lịch hàng năm, động viên mọi ngƣời quan tâm bảo vệ môi trƣờng, tạo điều kiện phát triển du lịch bền vững.

- Tạo điều kiện cho công đồng dân cƣ địa phƣơng nơi có các điểm, khu du lịch tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển du lịch bền vững nhƣ: Lập kế hoạch du lịch, hoạch định chính sách phát triển du lịch và tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bảo vệ môi trƣờng, đồng thời tạo điều kiện cho họ đƣợc hƣởng nhiều lợi ích hơn nữa từ các hoạt động du lịch.

- Tổ chức bọn dẹp rác thải tại cá điểm, khu du lịch đang rất nhiều rác thải nhƣ: Lòng Hồ Núi Cốc, Hang Phƣợng Hoàng...

- Tham mƣu với các cấp, sở ban ngành tăng cƣờng kinh phí đầu tƣ cho du lịch một cách bài bản và đi vào chiều sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)