5. Bố cục của luận văn
3.3.6. Hỗ trợ thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mô
đầu tư; cơ chế xúc tiến đầu tư và khởi sự doanh nghiệp
Năm 2009, Bộ phận một cửa liên thông chính thức đi vào hoạt động, đến nay có thể khẳng định đã đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản đề ra là giảm thiểu các thủ tục, tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tƣ và doanh nghiệp và đƣợc dƣ luận nhân dân, các nhà đầu tƣ đánh giá cao, tạo bƣớc đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính của tỉnh. Thái Nguyên là một trong những địa phƣơng đi đầu trong cả nƣớc về thực hiện cơ chế một cửa liên thông về đầu tƣ.
Thực hiện cơ chế giám sát, đôn đốc các cơ quan khi giải quyết hồ sơ cho nhà đầu tƣ, tạo ra một áp lực về thời gian giải quyết công việc, ngày hẹn trả kết quả, công khai các danh mục tài liệu hƣớng dẫn, các thủ tục cần giải quyết và số lƣợng hồ sơ giải quyết đúng hẹn ngày càng tăng so với thời gian trƣớc đó là sự thể hiện rõ nét nhất tính hiệu quả của cách làm mới. Việc nhà đầu tƣ không phải đến từng cơ quan để hƣớng dẫn, giải quyết từng loại thủ tục, giấy tờ thì nay toàn bộ dự án đƣợc hƣớng dẫn, tiếp nhận xử lý và nhận kết quả tại Bộ phận một cửa liên thông (đƣợc hƣớng dẫn 01 lần tại 1 nơi từ khi tiến hành đầu tƣ đến khi hoàn thành các thủ tục đầu tƣ, xây dựng, môi trƣờng, đất đai).
Liên quan đến phê duyệt chủ trƣơng và xác định địa điểm đầu tƣ: thời gian giải quyết hồ sơ và thủ tục đƣợc giảm nhiều so với trƣớc. Các ngành, địa phƣơng đều có ý kiến tham gia ngay từ khi bắt đầu chủ trƣơng và địa điểm của một dự án vì vậy đã tạo điều kiện rà soát quy hoạch ngành nghề, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đất đai, địa điểm đầu tƣ, thông tin đầy đủ về chủ đầu tƣ và các vấn đề liên quan tránh việc chồng lấn khi có nhiều dự án tham gia xin đầu tƣ tại một địa điểm.