Để nhận diện mức độ ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương, mô hình tương quan tổng thể có dạng: Y = f (F1, F2, F3, F4, F5, F6).
Trong đó Y là biến phụ thuộc, F1, F2, F3, F4, F5, F6 là biến độc lập.
Việc xem xét trong các yếu tố từ F1, F2, F3, F4, F5, F6, yếu tố nào thật sự tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương một cách trực tiếp sẽ được thực hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính:
Y = b0 + b1 F1 + b2 F2 + b3F3 + b4 F4 + b5 F5 + b6F6 + ei
Trong đó các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm của các biến nhân với hệ số. Nhân tố thứ i, được xác định Fi = Wi1X1 + …+ Wik Xi.
Sử dụng SPSS –Regression Analysis có kết quả được nêu trên bảng sau:
Bảng 3.9. Kiểm định hệ số hồi quy (Model Summary) Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
1 .731a .534 .500 .4566
a. Predictors: (Constant), f6, f4, f5, f2, f1, f3
Bảng 3.9 cho thấy mô hình có R2 điều chỉnh là 0,500. Điều này có nghĩa là 50% thay đổi của sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương được giải thích bởi các biến F1, F2, F3, F4, F5, F6. Còn lại 50% là các nhân tố chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu.
Bảng 3.10. Hệ số hồi quy (Coefficients)
Coefficientsa Model Unstandardiz ed Coefficients Standa rdized Coeffi cients t Sig. 95,0% Confidence Interval for B Collinearity Statistics B Std. Error Beta Lower Bound Upper Bound Tolera nce VIF 1 (Constant) .775 .424 1.826 .001 -.069 1.618 f1 .421 .089 .431 4.714 .000 .243 .599 .673 1.486 f2 .277 .098 .253 2.830 .004 .082 .472 .700 1.428 f3 .228 .103 .215 2.222 .002 .024 .433 .598 1.672 f4 .076 .053 .113 1.439 .154 -.029 .181 .905 1.105 f5 -.088 .051 -.134 -1.717 .090 -.191 .014 .926 1.080 f6 -.080 .074 -.094 -1.089 .279 -.227 .066 .751 1.332 a. Dependent Variable: SHL
(Nguồn: Kết quả phân tích tương quan hồi quy)
Bảng 3.10 cho thấy mô hình hồi quy có dạng: Y = 0,421*F1+ 0,277*F2+ 0,228*F3 +0,775
- Chỉ có 3 biến (F1, F2, F3) đảm bảo có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 95% (Significance < 0,05).
- Các biến F4, F5, F6 chưa đủ thông tin để đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến mô hình nghiên cứu.
- Độ phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 2. Như vậy các biến độc lập không có hiện tượng đa cộng tuyến.
nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về Bản chất và điều kiện làm việc thì sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương tăng thêm 0,421 điểm.
- Biến F2 có hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,277. Điều này có nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về Đào tạo và cơ hội thăng tiến thì mức độ sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương tăng thêm 0,277 điểm.
- Biến F3 có hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,228. Điều này có nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về Tiền lương thì Mức độ sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương tăng thêm 0,228 điểm.
Hệ số hồi qui được chuẩn hóa cho biết tầm quan trọng của các biến độc lập trong mô hình. Các hệ số hồi quy chuẩn hoá có thể được chuyển đổi về dạng phần trăm như được nêu trên bảng 3.11.
Thông qua các kết quả trên có thể khẳng định các yếu tố ảnh đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương bao gồm 3 là yếu tố. Mỗi yếu tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sự hài lòng của người lao động.
Bảng 3.11. Vị trí quan trọng của các yếu tố Vị trí
quan trọng
Tên yếu tố Giá trị tuyệt đối
Tỷ trọng (%)
1 F1 (Bản chất và điều kiện làm việc) 0,421 45,46 2 F2 (Đào tạo và cơ hội thăng tiến) 0,277 29,91
3 F3 (Tiền lương) 0,228 24,62
Tổng 0,926 100