7. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan của vườn quốc gia Yên Tử
rừng Quốc gia Yên Tử nằm trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích 2.783 ha, cách thành phố Hạ Long 40 km và cách Hà Nội 150 km về phía Nam. Nơi đây được công nhận là một trong những trung tâm phật giáo ở Việt Nam gắn liền với cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông, tư tưởng triết lý của Thiền phái Trúc Lâm. Với hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am tháp, hàng ngàn di vật cổ quý giá, năm 1974 Yên Tử được Nhà nước công nhận là Di tích Quốc gia trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trong và ngoài nước. Năm 2012 Yên tử được công nhận
là Di tích quốc gia đặc biệt. Hiện tại, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch đang phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận quần thể di tích Yên Tử là Di sản thế giới.
Rừng Quốc gia Yên Tử còn chứa đựng giá trị to lớn về đa dạng sinh học, dược liệu, cảnh quan, môi trường; là hệ sinh thái điển hình rừng mưa nhiệt đới vùng Đông Bắc Việt Nam. Theo nhiều nghiên cứu ghi nhận trên khu vực rừng Quốc gia Yên Tử có hơn 800 loài thực vật, hơn 150 loài động vật, trong đó có nhiều loài quí hiếm, đặc hữu như: Lim xanh, Táu mật, Sao Hòn gai, Hồng tùng, Mai Yên Tử, Thằn lằn cá sấu... Rừng vừa là mái nhà bảo vệ các di tích vừa điều hòa tiểu khí hậu, thanh lọc không khí, giảm thiểu ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp đặc biệt là công nghiệp khai khoáng. Với những giá trị nổi bật trên, rừng Quốc gia Yên Tử được nằm trong danh sách khu rừng cấm tại Quyết định 194/CT ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.[3]
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, UBND tỉnh Quảng Ninh, công tác đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích, xây dựng các cơ sở hạ tầng…, được chú trọng. Ngoài ra, việc bảo vệ và phát triển rừng trong khu Di tích cũng được quan tâm, hàng ngàn ha rừng được bảo vệ, phục hồi và phát triển tốt. Mỗi điểm di tích đều được bao bọc bởi thảm rừng tự nhiên tạo nên những điểm nhấn riêng có cho bức tranh “Sơn
thủy hữu tình” của núi non Yên Tử. Tạo cảm giác tĩnh lặng, trang nghiêm, đưa du
khách lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh.
Tuy nhiên, từ khi thành lập cho đến nay rừng Quốc gia Yên Tử chưa có quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng, mới chỉ lập dự án đầu tư, do đó thiếu một số nội dung nhiệm vụ trong bảo tồn và phát triển rừng bền vững. Các hoạt động chính tập trung vào quản lý, tôn tạo, bảo vệ di tích; cở sở hạ tầng cho bảo vệ phát triển rừng còn sơ sài.
Để bảo tồn, phát triển bền vững rừng và phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, dịch vụ du lịch của rừng Quốc gia Yên Tử, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, việc xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng Quốc gia Yên Tử tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020 là hết sức cần thiết nhằm xác định rõ mục tiêu nội dung nhiệm vụ để tổ chức thực hiện.
Tiểu kết chương 1
Dựa trên cơ sở lý luận về việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên hay nói cách khác là việc đánh giá cảnh quan nhằm mục đích đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng Quốc gia Yên Tử phục vụ mục đích phát triển du lịch. Sau khi nghiên cứu, để có cơ sở đầy đủ, cần thiết khi xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, tham khảo các hệ thống phân loại đã có trước đó trên thế giới, đặc biệt là các hệ thống phân loại trong nước gần với đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu.
Việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phải được nghiên cứu theo thời gian và không gian để thấy rõ được mục đích phát triển du lịch. Để phát huy các thế mạnh của rừng Quốc gia Yên Tử trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Cùng với cả nước đi vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trước mắt phải dựa vào khai thác và sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, nhưng về lâu dài các điều kiện tự nhiên phải được sử dụng theo hướng phát triển phù hợp nhất, phát triển bền vững.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ