7. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Dân cư, lao động
2.2.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư trong vườn quốc gia Yên Tử
a. Dân số, phân bố dân cư
Theo Số liệu thống kê năm 2012, tỷ lệ tăng dân số của Thành phố Uông Bí là 1,32%, hàng năm giảm 0,05%. Dự báo dân số khu vực VQG quốc gia Yên Tử trong kỳ quy hoạch như sau:
Bảng 2.6. Dân số của khu vực rừng Quốc gia Yên Tử
Hạng mục Năm 2012 Năm 2015 Dự báo Năm 2020
- Dân số 2 xã (Thượng Yên Công, P. Phương Đông 19.760 20.817
21.67 1 - Dân số 5 thôn vùng đệm 4.336 4.568 4.756 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 1,32 1,07 0,82
(Nguồn: UBND các xã và dự báo)
Theo kết quả dự báo trên, đến năm 2020 dân số khu vực Rừng quốc gia Yên Tử trên 21.500 người, tăng khoảng 2.000 người so với hiện nay; dân số 5 thôn vùng đêm tăng 420 người, lên khoảng 4.756 người. Dân số tăng lên kéo theo sức ép về nhu cầu lương thực, lâm sản và sử dụng đất đai ngày càng cao
b. Dân tộc
Rừng Quốc gia Yên Tử và khu vực vùng đệm có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 53,8 %, Dao chiếm 58% ,các dân tộc khác (Tày, Cao lan, Hoa) chiếm 4,2%. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng, chung sống hòa thuận với nhau, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào các hoạt động nông - lâm nghiệp và khai thác than.
c. Lao động
Tổng lao động trong độ tuổi là: 10.611 người, chiếm 53,7% tổng dân số. Trong đó số lao động trong vùng ảnh hưởng trực tiếp đến rừng Yên Tử là 2.331 người. Tuy
số lượng lao động khá dồi dào nhưng phần đa chưa qua đào tạo, đây cũng là một khó khăn trong việc phát triển kinh tế, xã hội giảm tác động vào các khu rừng đặc dụng.