Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng quốc gia yên tử tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển du lịch​ (Trang 63 - 66)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Với những điều kiện địa lý đặc trưng nổi bật chủ yếu tập trung ở Yên Tử tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu biểu là các cảnh quan thiên nhiên của vùng rừng núi, khí hậu ôn hòa, đa dạng sinh học của của các hệ sinh thái động, thực vật tại rừng Quốc Yên Tử, địa hình đa dạng và phân hóa tạo nên cảnh quan hấp dẫn

2.3.1.1. Tài nguyên khí hậu

Rừng Quốc gia Yên Tử có độ cao trung bình 900 m so với mực nước biển. Từ thế kỉ XIII Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã tu hành đắc đạo và yên Tử trở thành trung tâm phật giáo nổi tiếng. Yên Tử là nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm mang sắc thái của khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình 18oC - 19oC, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù che phủ. Tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 11oC. Tuy nhiên ở Yên Tử quanh năm không có tháng nào

nhiệt độ trung bình vượt quá 25oC và nhiệt độ tối cao tuyệt đối không vượt quá 35oC. Do vậy, Yên Tử là nơi có khí hậu thuận lợi nhất cho hoạt động du lịch, phù hợp với sức khoẻ con người, thuận tiện cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh.

2.3.1.2. Hệ thống suối, thác nước

Một số suối, thác nước đã tạo nên cảnh quan đẹp có giá trị phục vụ cho du lịch như: suối giải oan, hồ Yên Trung.

2.3.1.3. Đa dạng sinh học

- Thảm thực vật của rừng Quốc gia Yên Tử thể hiện rõ trong nền cảnh của rừng nhiệt đới gió mùa với quần hệ thực vật có 1.436 loài, thuộc 741 chi trong 219 họ của 6 ngành thực vật, phân bố trên các kiểu rừng khác nhau như [3, 4]:

+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: bao phủ phần lớn dãy núi Yên Tử và phân bố ở độ cao dưới 800 m, với nhiều tầng tán và những loài cây có giá trị kinh tế như: chò chỉ (Shorea chinensis), giổi (Michelia SP), re (Cinamomum Ital), trường mật (Pavviesia annamensis)…

+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: phân bố từ độ cao 800 m trở lên. Thực vật ở đây gồm các loài trong họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ chè (Theaceae), họ mộc lan (Magroliaceae), họ sau sau (Hamamelidocene)… Từ độ cao 1.000 m trở lên xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như: thông nàng

(Dacrycarpus imbrricatus), pơ mu (Fokieria hodginsii), thông tre (Podocarpus

neriifolicy), kim giao (Nageia fleuryi)… Dưới tán kiểu rừng này thường có các loài

như: vầu đắng, sặt gai, các loài cây bụi thuộc họ cà phê (Rubiaceae), đơn nem

(Myrsiraceae), họ thầu dầu (Euphorbiaceae)…

+ Rừng lùn trên đỉnh núi: là kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp. Thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ đỗ quyên (Ercaceae), họ re

(Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ hồi (Illiciaceae), họ thích (Aceraceae)…

+ Rừng tre nứa: ở VQG Yên Tử rừng tre nứa không có nhiều (chỉ có 884 ha) và thường phân bố ở độ cao trên 800 m, có các loài tiêu biểu là: vầu, sặt gai ở độ cao 500 m - 800 m là cây giang và dưới 500 m là nứa.

+ Rừng phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác: thảm thực vật thường có với các loài cây: dung (Symplocos SP), màng tang (Litsea cubeba), dền (Xylopia vielana), ba soi (Macarauga denticulata)...

+ Rừng trồng: loài cây chủ yếu là thông đuôi ngựa (Pinus Massoniana), lim xanh (Erythropholenm fordii), bạch đàn, keo, thông Caribee và một số loài cây bản địa có nguồn gốc tại Yên Tử.

+ Trảng cây bụi: thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khô hạn, nhiều ánh sáng, điển hình là: thẩu tấu (Aporosa dioica), thổ mật (Bridelia tomentosa), thao kén

(Helicteres SP), me rừng (Phyllanthus embrica)…

+ Trảng cỏ: được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác, đất bị thoái hoá mạnh và được phân ra thành 2 loại hình: trảng cỏ cao, có chiều cao khoảng 2 m và mọc thành từng bụi như: lách (Saccharum spontaneum), cỏ chít (Thysamolema maxima), cỏ lào (Chromolaena odorata)…; Trảng cỏ thấp, gồm các loài cỏ thấp dưới 2 m, mọc thành thảm cỏ dày đặc hoặc rải rác, điển hình là cỏ tranh (Imperata cylindrica), cỏ đắng

(Paspalum scrobiculatum), cỏ sâu róm (Setaria viridis)…

Nhìn chung hệ thực vật Yên Tử khá phong phú, phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau và được chia thành các nhóm có giá trị như: nhóm cây lấy gỗ 379 loài, nhóm cây cho quả 25 loài, nhóm cây cho sợi 20 loài, nhóm cây làm thuốc 311 loài, nhóm cây cho tinh dầu 32 loài, nhóm cây làm rau ăn 30 loài, nhóm cây làm cảnh 102 loài và nhóm cây cho tinh bột 5 loài. Trong đó có 68 loài đặc hữu và 58 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ như: hoàng thảo Yên Tử (Dendrobium daoensis), trà hoa đài

(Camellia longicaudata), trà hoa vàng Yên Tử (Camellia petelotii), hoa tiên (Asarum

petelotii), chùy hoa leo (Molas tamdaoensis), trọng lâu kim tiền (Paris delavayi), pơ

mu (Fokieria hodginsii), thông tre (Podocarpus neriifolicy), kim giao (Nageia fleuryi)...

- Hệ động vật cũng rất phong phú về thành phần loài (bao gồm các lớp: lưỡng cư, bò sát, chim, thú, động vật có xương sống, côn trùng) với khoảng 1.458 loài thuộc 223 họ của 66 bộ, trong đó có 32 loài đặc hữu, gồm:

+ Những loài đặc hữu hẹp chỉ có ở rừng Quốc gia Yên Tử gồm 11 loài: rắn sãi angen (Amphiesma angeli); rắn dáo thái dương (Boiga multitempolaris); cá cóc Yên

Tử (Paramerotriton deloustali) và 8 loài côn trùng.

loài và phân loài, trong đó: chim 9 loài; bò sát 4 loài; ếch nhái 3 loài; côn trùng 6 loài. + Những loài đặc hữu của Việt Nam có ở rừng Quốc gia Yên Tử: 6 loài, trong đó chim 5 loài; ếch nhái 1 loài.

Trong số các loài nói trên có 126 loài có giá trị khoa học cần bảo tồn, 32 loài đặc hữu, 18 loài có tên trong sách đỏ thế giới và 8 loài cấm buôn bán. Nhiều loài quí hiếm vừa phục vụ cho nghiên cứu khoa học vừa có giá trị kinh tế cao như voọc đen má trắng, cheo cheo, cá cóc Yên Tử, gà lôi trắng, gà tiền...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng quốc gia yên tử tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển du lịch​ (Trang 63 - 66)