7. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Các giải pháp thực hiện
3.2.4.1. Giải pháp về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
trên địa bàn. Chú trọng việc bảo tồn và phát triển các giá trị đa dạng sinh học tại rừng Quốc gia Yên Tử. Đối với các giá trị nhân văn cần tiếp tục duy trì và bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng, đồng thời gắn các phong tục, tập quán, lễ hội phong phú của cộng đồng các dân tộc:, Dao, Tày, Hoa. vào mục đích du lịch.
- Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường của Nhà nước. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả các điều khoản của Luật và căn cứ vào các đặc thù của địa phương, cần xây dựng hệ thống các quy định và chính sách cụ thể, đặc biệt là các quy định về chế tài xử phạt. Quy định bắt buộc về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển du lịch. Đồng thời nâng cao đời sống cộng đồng, tạo công ăn việc làm cho người dân gắn với các hoạt động phát triển du lịch sẽ là yếu tố góp phần để cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào việc quản lý tài nguyên và môi trường vì mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
3.2.4.2. Giải pháp về liên kết và đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Đây là giải pháp quan trọng nhất nhằm mục tiêu khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch và đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch không chỉ của riêng tỉnh Quảng Ninh - Yên Tử mà còn với vai trò là vùng du lịch phụ cận của thủ đô Hà Nội. Hoạt động liên kết cho phép khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch trên những lãnh thổ hành chính khác nhau, phát triển những sản phẩm du lịch có khả năng bổ trợ tạo nên các sản phẩm du lịch liên vùng hấp dẫn. Việc liên kết nên được mở rộng tới các địa phương lân cận như Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ giúp cho du lịch Yên Tử đa dạng hóa được các loại hình du lịch, tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường khách, tạo nên được hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng, có giá trị gia tăng và có sức cạnh tranh cao.
3.2.4.3. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch
- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương)theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn toàn thành phố; trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn.
- Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT...
3.2.4.4. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch. Tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Yên Tử trong cả nước, khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư.
- Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về du lịch Yên Tử, về tiềm năng đất nước và con người Yên Tử cho khách du lịch. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm (trong nước và quốc tế); tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch Yên Tử có hiệu quả.
- Thực hiện các chương trình thông tin tuyên tuyền, quảng bá về những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn thành phố như triển lãm, hội chợ, văn hóa thể thao, lễ hội truyền thống...; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.
3.2.4.5. Giải pháp về công nghệ thông minh cho phát triển du lịch.
Phối hợp xây dựng và triển khai chương trình hợp tác ứng dụng CNTT, dịch vụ viễn thông, phục vụ công tác quản lý, điều hành, kết nối thông tin với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch; Phối hợp cung cấp các giải pháp công nghệ và dịch vụ viễn thông cho việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, thu thập, điều
tra thông tin khách du lịch trên cơ sở kết nối thông tin từ các ngành khác; Phối hợp cung cấp giải pháp công nghệ và dịch vụ viễn thông, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch điện tử (E-marketing); Phối hợp xây dựng, cung cấp công nghệ, kết nối và mở rộng hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch…