7. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Định hướng phát triển du lịch rừng Quốc gia Yên Tử
Sự đầu tư của tỉnh và các doanh nghiệp cho du lịch, dịch vụ Yên Tử từ nay đến năm 2025 là rất lớn (giai đoạn 2016 - 2020 là 18.154,56 tỉ đồng, giai đoạn 2021 - 2025 là 11.848,26 tỷ đồng), sự kết nối giữa tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh xung quanh sẽ rất thuận lợi. Vì vậy, Yên Tử có ưu thế đó để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, sinh thái theo hướng bền vững. Trong những năm tới, xu hướng phát triển thị trường khách du lịch là:
- Xây dựng cụm du lịch Yên Tử của tỉnh Quảng Ninh:
+ Các sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm bao gồm: Nghỉ dưỡng núi, tham quan nghiên cứu các cảnh quan hệ sinh thái rừng Quốc gia Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm, du lịch mạo hiểm, tham quan, tìm hiểu đời sống, văn hóa dân tộc Dao, Tày, Hoa , hội nghị, hội thảo, phim trường.
+ Các hướng khai thác chủ yếu: du lịch tâm linh, văn hóa, nghỉ dưỡng; DLST, tham quan, nghiên cứu; Du lịch cuối tuần, hội nghị, hội thảo; Du lịch thể thao núi.
- Khách du lịch quốc tế: tiếp tục tăng trưởng, nhất là ở khu vực Đông Nam
Á và khách đến từ Bắc Mỹ, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), Tây Âu, Ấn Độ...
- Thị trường khách nội địa: HàNội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Thái Bình, Nam Định...và khách trong tỉnh,
- Cơ sở lưu trú, lượt khách và doanh thu Đến năm 2020:
Cơ sở lưu trú: 200 khách sạn, nhà nghỉ với khoảng 3.000 phòng. Số lượng khách đến Yên Tử dự kiến đón: 10.000.000 lượt khách. Khách nội địa: 5.000.000 lượt khách.
Khách quốc tế: 100.000 lượt khách, Doanh thu: 1.500 tỷ đồng/năm.
Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 23,34%. Cơ cấu kinh tế ngành du lịch, dịch vụ chiếm 85% -90%.
Đến năm 2025:
Cơ sở lưu trú: 300 khách sạn, nhà nghỉ với khoảng 5.000 phòng. Số lượng khách đến Yên Tử dự kiến đón: 10.000.000 lượt khách. Khách nội địa: 8.000.000 lượt khách
Khách quốc tế: 200.000 lượt khách Doanh thu: 4.700 tỷ đồng/năm
Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 là 22,00% Cơ cấu kinh tế ngành du lịch, dịch vụ chiếm 95%.