Khả năng liên kết du lịch của rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng quốc gia yên tử tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển du lịch​ (Trang 71)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.5. Khả năng liên kết du lịch của rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh

không gian phát triển du lịch các tỉnh phía Bắc

Du lịch là hoạt động không có ranh giới hành chính vì vậy sự liên kết giữa các địa phương, đặc biệt là với các địa phương phụ cận, trong phát triển du lịch có ý nghĩa rất quan trọng.

đó Yên Tử nói riêng và Quảng Ninh nói chung có liên kết du lịch mật thiết. Các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang có khá nhiều nét tương đồng về tài nguyên du lịch, đặc biệt là khu vực rừng Quốc gia Yên Tử. Đây cũng là nơi gắn liền với nhiều các giá trị văn hóa, lịch sử cách mạng như hệ thống các di tích ở Yên Tử, khu di tích Lăng mộ nhà Trần, khu di tích lịch sử chiến khu Đệ Tứ Đông Triều,Chùa Ba Vàng, Côn Sơn- Kiếp Bạc, tạo thành nhiều điểm hấp dẫn trên tuyến DLVH lịch sử, du lịch về nguồn. Đồng thời kết hợp khai thác không gian chung theo các trục giao thông Hà Nội - Bắc Ninh - Quảng Ninh.

Đối với Quảng Ninh có khả năng liên kết phát triển các sản phẩm du lịch lễ hội, văn hóa tâm linh nhờ có sự tương đồng về quy mô và thời gian tổ chức của hai lễ hội lớn là chùa Ba Vàng và Côn Sơn - Kiếp Bạc. Đồng thời Quảng Ninh sẽ có được nguồn khách trung chuyển từ các tỉnh Bắc Bắc Bộ như Bắc Giang, Lạng Sơn. Cũng từ trục liên kết này, Quảng Ninh sẽ tạo được cơ hội phát triển du lịch quốc tế với Trung Quốc.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

rừng Quốc gia Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh thuộc vùng trung du miền núi Đông Bắc, địa hình hướng vòng cung và có sự phân bậc theo độ cao. Dưới tác động của quy luật phi địa đới trong tự nhiên đã dẫn đến sự phân hóa theo đai cao của khí hậu, của thảm thực vật,…Các nhân tố tự nhiên đã hình thành nên các điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, thuận lợi cho phát triển du lịch trên lãnh thổ của Yên Tử.

Xác định sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên dựa trên các đơn vị đồng nhất tương đối về mặt thành phần, tính chất và mối quan hệ giữa các nhân tố thành tạo đã phân chia được lãnh thổ rừng Quốc gia Yên Tử thành hai tiểu vùng. Đánh giá, phân hạng mức độ thuận lợi của điều kiện địa lý và tài nguyên theo từng vùng sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc định hướng không gian, tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn rừng Quốc gia Yên Tử.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH RỪNG QUỐC YÊN TỬ 3.1. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch

Mục tiêu của đánh giá điều kiện tự nhiên nhằm xác định theo các mức độ “rất thuận lợi”, “khá thuận lợi”, “thuận lợi” và “kém thuận lợi” của tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch tại lãnh thổ nghiên cứu.

rừng Quốc gia Yên Tử có các ĐKTN/TNDL rất thuận lợi để phát triển du lịch. Cần có sự đánh giá khách quan các ĐKTN để đặt cơ sở khoa học cho việc khai thác và sử dụng một cách hợp lý nhất, có hiệu quả nhất cho mục đích phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững.

Theo quan điểm địa lý tự nhiên tổng hợp, luận văn tiến hành đánh giá tổng hợp các ĐKTN để phục vụ mục đích phát triển du lịch rừng Quốc gia Yên Tử với 4 nội dung cơ bản theo trình tự: Lựa chọn đối tượng đánh giá, xây dựng thang đánh giá, tiến hành đánh giá và đánh giá kết quả.

3.1.1. Lựa chọn đối tượng đánh giá

Rừng Quốc gia Yên Tử nằm trên cánh cung Đông Triều, hướng chủ yếu của địa hình là hướng vòng cung và thể hiện khá rõ sự phân hóa theo độ cao. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa mang đặc điểm của khí hậu vùng trung du miền núi phía Bắc. Thảm thực vật đa dạng, phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau của rừng nhiệt đới gió mùa. Các nhân tố tự nhiên về địa hình, địa mạo, khí hậu, thảm thực vật là những tiêu chí quan trọng trong phân vùng địa lý tự nhiên của từng lãnh thổ.

Luận văn áp dụng hệ thống các chỉ tiêu phân vùng về địa hình, địa mạo của Nguyễn Đình Kỳ, Lại Vĩnh Cẩm (2011) [29], các chỉ tiêu về phân vùng khí hậu của

Trần Việt Liễn, Ngô Tiền Giang (2011) [23], các chỉ tiêu về phân vùng thảm thực vật của Vũ Tấn Phương (2013) [47] trong việc phân vùng địa lý tự nhiên tại lãnh thổ nghiên cứu.

Bảng 3.1. Các cấp phân vị và hệ thống chỉ tiêu phân vùng

Tiêu chí Hệ thống chỉ tiêu

Vùng Tiểu vùng

Địa hình, địa mạo

+ Đồng nhất tương đối về nguồn gốc địa hình và đặc điểm kiến tạo + Đồng nhất tương đối về hình thái địa hình (núi, đồi, đồng bằng)

+ Đồng nhất về các yếu tố địa mạo, đai cao

Khí hậu

+ Đồng nhất tương đối về biên độ nhiệt năm

+ Đồng nhất tương đối về biên độ nhiệt ngày

+ Đồng nhất tương đối về nhiệt độ tháng thấp nhất

+ Đồng nhất lượng mưa trung bình năm

+ Đồng nhất về nhiệt độ trung bình năm

Thảm thực vật

+ Đồng nhất tương đối về một kiểu kiến trúc địa chất - địa mạo

+ Đồng nhất tương đối về nguồn gốc phát sinh, lịch sử phát triển và cấu trúc của các quần hệ thực vật

+ Đồng nhất tương đối về hình thái địa hình và các quần xã thực vật

Hệ thống phân vị phân vùng được chia thành hai cấp: vùng và tiểu vùng. Dựa trên các tiêu chí và các chỉ tiêu phân vùng đã được xác định, toàn bộ lãnh thổ của rừng Quốc gia Yên Tử là 1 vùng và phân thành 2 tiểu vùng địa lý tự nhiên: tiểu vùng núi trung bình Yên Tử và tiểu vùng đồi núi thấp Yên Tử.

Các tiểu vùng sẽ được đánh giá tổng hợp và phân hạng theo mức độ thuận lợi của tài nguyên tự nhiên để làm cơ sở cho việc tổ phát triển du lịch của rừng Quốc gia Yên Tử theo hướng phát triển bền vững. Hai tiểu vùng đánh giá có các giá trị nổi bật sau:

- Tiểu vùng đồi núi thấp Yên Tử:

Hình thành liên quan đến hoạt động của núi lửa thời kỳ Triat. Được cấu tạo bởi đá macma axit, riolit và ganit nên có độ cao tuyệt đối 300 m - 700 m, độ dốc trung bình 17o - 25oC, nhiều nơi trên 25oC. Tiểu vùng có địa phận kéo dài từ xã Bình Dương (Đông Triều) đến xã Thượng Yên Công (T.P Uông Bí).Tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu biểu là các cảnh quan thiên nhiên của vùng rừng núi, khí hậu ôn hòa, đa dạng sinh học tại rừng Quốc gia Yên Tử, Cùng với đó là các các giá trị lịch sử văn hóa, lễ hội tâm linh gắn liền với khu di tích danh thắng Yên Tử như chùa Suối Tắm, chùa Cẩm Thực, chùa Lân, ..Tại vùng núi Yên Tử hiện đang xây dựng, khai thác khu du lịch nghỉ dưỡng Yên Tử. Hàng năm tại khu du lịch này đã thu hút được một lượng lớn du khách đến tham quan, hành hương, tận hưởng cảnh quan thiên nhiên và cảm nhận những giá trị văn hóa lịch sử tâm linh của vùng đất và con người.

- Tiểu vùng núi trung bình Yên Tử:

Hình thành liên quan đến hoạt động của núi lửa thời kỳ Triat. Được cấu tạo bởi đá macma axit, riolit và ganit nên có đỉnh nhọn, sườn dốc và ngắn, bề ngang hẹp, độ cao tuyệt đối 700 m - 1.068 m, độ dốc trung bình 20o - 25oC, nhiều nơi trên 35oC. Tiểu vùng có địa phận kéo dài từ chùa Hoa Yên đến chùa Đồng Yên Tử. Trong đó đỉnh cao nhất là Yên Tử (1.068 m).Tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu biểu là các cảnh quan thiên nhiên của vùng rừng núi, khí hậu ôn hòa, đa dạng sinh học tại rừng Quốc gia Yên Tử.

3.1.2. Xây dựng thang đánh giá

Thang đánh giá là việc cụ thể hoá cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đánh giá, là thước đo để đánh giá một cách khách quan các đối tượng đánh giá theo các chuẩn mực chung.

Thang đánh giá gồm 4 nội dung quan trọng: - Chọn các tiêu chí đánh giá

- Xác định các cấp của từng tiêu chí - Xác định chỉ tiêu và điểm của các cấp - Xác định hệ số của các tiêu chí

Để đánh giá các tiểu vùng du lịch có 6 tiêu chí được lựa chọn để đánh giá là độ hấp dẫn, sức chứa khách du lịch, thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí và khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

a) Độ hấp dẫn

Đối với phát triển du lịch bền vững, độ hấp dẫn điểm du lịch được xác định bằng tính đặc sắc và độc đáo của các giá trị sinh thái, đa dạng sinh học; các giá trị cảnh quan và văn hoá bản địa.

Đối với mỗi thành phần tự nhiên của rừng quốc gia Yên Tử độ hấp dẫn có những nét nổi trội khác nhau.

- Tiểu vùng đồi, núi thấp Yên Tử: Nằm độ cao hơn 700 mét so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình trong năm là 21oC là nơi lý tưởng cho du khách nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, du lịch công vụ, mạo hiểm… nhất là vào mùa hè; đối với rừng Quốc gia Yên Tử là nơi có thảm thực vật dày đặc, nhiều tầng, đa dạng về loài, về quần xã sinh học với nhiều loài thực vật đặc hữu và quý hiếm. Cảnh quan thiên nhiên và các giá trị đa dạng sinh học của rừng Quốc gia Yên Tử là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Nói chung tiểu vùng có độ hấp dẫn rất cao về mặt tự nhiên, mặt khác nơi đây cũng đầy hấp dẫn với du khách bởi những nét rất đặc sắc và đa dạng của nền văn hoá bản địa.

- Tiểu vùng núi trung bình Yên Tử: Từ 800m đến 1068m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình năm là 18oC được đánh giá là khá hấp dẫn. Thực vật phong phú đa dạng, có nhiều kiểu thảm thực vật, cảnh quan đẹp là nơi có nhiều di tích có giá trị về lịch sử văn hóa và tâm linh.

b) Sức chứa khách du lịch.

Đối với các tiểu vùng ở Yên Tử, khả năng tiếp nhận khách du lịch cũng khác nhau. Tại tiểu vùng đồi núi thấp Yên Tử có sức chứa rất lớn. Tiểu vùng đồi trung bình Yên Tử có sức chứa thấp.

Thời gian khai thác phục vụ du lịch vừa phải đảm bảo điều kiện khí hậu, thời tiết phù hợp với điều kiện sức khoẻ của khách du lịch, vừa đảm bảo điều kiện cho các hoạt động du lịch tâm linh vào mùa lễ hội. Ở hai tiểu vùng du lịch Yên Tử có thời gian khai thác ngắn do hoạt động du lịch mang tính mùa vụ.

d) Độ bền vững

Độ bền vững của các tiểu vùng du lịch Yên Tử phụ thuộc vào tính nhạy cảm của các HST trước những biến động của ngoại cảnh. Nhìn chung các điểm du lịch này có độ bền vững khá cao vì vốn là các HST tự nhiên đang được bảo vệ tại rừng Quốc gia Yên Tử, các nơi khác cũng đã được quy hoạch và bảo vệ. Tuy vậy nếu có số lượng lớn khách du lịch tập trung vào các thời điểm nhất định vượt quá sức chứa có thể ảnh hưởng tới độ bền vững của môi trường tự nhiên (cây cỏ bị xâm hại, động vật di chuyển khỏi nơi cư trú, đất đá bị trượt lở...).

đ) Vị trí và khả năng tiếp cận

Các tiểu vùng du lịch Yên Tử nằm ở vị trí cách Thủ đô Hà Nội 120 km, sân bay quốc tế Nội Bài 150 km, tuyến đường 18A, từ Bắc Ninh đi Quảng Ninh, quốc lộ 10 kết nối các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng kết nối các tuyến du lịch với các tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương…, đây là điều kiện thuận lợi thu hút khách nội địa và quốc tế đến với Yên Tử.

g) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tiểu vùng núi Yên Tử chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu nghỉ dưỡng và tham quan. Mùa du lịch cao điểm chưa đáp ứng đủ nhu cầu, cần được giải quyết vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các việc triển khai các hoạt động du lịch ở đây. Các điều kiện tối thiểu phục vụ khách du lịch như chỗ ăn nghỉ, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, dịch vụ y tế, bảo vệ an ninh cần được quan tâm hàng đầu.

3.1.2.2. Xác định các cấp của từng tiêu chí

Luận văn sử dụng 4 cấp (rất nhiều, khá nhiều, trung bình, ít) để chỉ 4 mức độ thuận lợi (rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình hoặc kém thuận lợi).

3.1.2.3. Xác định chỉ tiêu và điểm của các cấp

Căn cứ vào 4 cấp của mỗi tiêu chí, chỉ tiêu của mỗi cấp cũng đã được ghi rõ như đã trình bày ở mục “Phương pháp đánh giá ĐKTN để phát triển bền vững du lịch”.

Tương ứng với các cấp của mỗi tiêu chí là số điểm của các cấp đó theo trình tự số điểm là 4,3,2,1 giảm dần theo tiêu chuẩn của mỗi cấp.

Thí dụ, đối với tiêu chí: Độ hấp dẫn thì rất hấp dẫn đạt 4 điểm, khá hấp dẫn đạt 3 điểm, hấp dẫn trung bình đạt 2 điểm và kém hấp dẫn đạt 1 điểm.

3.1.2.4. Xác định hệ số của các tiêu chí

Trong số 6 tiêu chí được lựa chọn để đánh giá không phải các tiêu chí nào cũng có ý nghĩa và mức độ quan trọng ngang bằng nhau. Các tiêu chí này đều cần thiết để việc đánh giá đầy đủ và hoàn thiện hơn. Tuy vậy, có những tiêu chí có ý nghĩa và mức độ quan trọng hcm, vì thế việc tính thêm hệ số (trọng số) cho các tiêu chí là rất quan trọng, giúp cho việc đánh giá được khách quan và đúng thực chất hơn.

Đối với việc đánh giá các điểm Yên Tử các tiêu chí được xác định thêm bằng các hệ số thể hiện mức độ quan trọng sau:

- Hệ số 3 đối với các tiêu chí: Độ hấp dẫn, thời gian khai thác, vị trí và khả năng tiếp cận.

- Hệ sổ 2 đối với các tiêu chí: Sức chứa, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Hệ số 1 đối với tiêu chí: Độ bền vững.

3.1.3. Tiến hành đánh giá

Tiến hành đánh giá nhằm xác định số điểm của từng tiêu chí và tổng số điểm của từng tiểu vùng du lịch.

Số điểm của từng tiêu chí là số điểm theo cấp đánh giá của tiêu chí đó nhân với hệ số đối với mỗi tiêu chí.

Thí dụ, đối với tiểu vùng đồi núi thấp Yên Tử được xác định cụ thể như sau:

- Độ hấp dẫn được xác định là rất hấp dẫn (4 điểm) và hệ số quan trọng nhất

(hệ số 3) thì số điểm của tiêu chí độ hấp dẫn là: 4 x 3 = 12 điểm

- Sức chứa được xác định là rất lớn (4 điểm) và hệ số khá quan trọng (hệ số 2)

thì số điểm của tiêu chí Sức chứa là: 4 x 2 = 8 điểm

- Thời gian khai thác được xác định là khá dài (3 điểm) và hệ số quan trọng nhất

- Độ bền vững được xác định là khá bền vững (3 điểm) và hệ số quan trọng là trung bình (hệ số 1) thì số điểm của tiêu chí độ bền vững là: 3x1 = 3 điểm

- Vị trí khả năng tiếp cận được xác định là rất thuận lợi (4 điểm) và hệ số

quan trọng nhất (hệ số 3) thì số điểm của tiêu chí Vị trí và khả năng tiếp cận là: 4 x 3 = 12 điểm.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được xác định là khá tốt (3

điểm) và hệ số khá quan trọng (hệ số 2) thì số điểm của tiêu chí cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là: 3 x 2 = 6 điểm

Tổng số điểm của vùng núi trung bình Yên Tử có tổng số điểm của 6 tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng quốc gia yên tử tỉnh quảng ninh phục vụ phát triển du lịch​ (Trang 71)