7. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Lựa chọn đối tượng đánh giá
Rừng Quốc gia Yên Tử nằm trên cánh cung Đông Triều, hướng chủ yếu của địa hình là hướng vòng cung và thể hiện khá rõ sự phân hóa theo độ cao. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa mang đặc điểm của khí hậu vùng trung du miền núi phía Bắc. Thảm thực vật đa dạng, phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau của rừng nhiệt đới gió mùa. Các nhân tố tự nhiên về địa hình, địa mạo, khí hậu, thảm thực vật là những tiêu chí quan trọng trong phân vùng địa lý tự nhiên của từng lãnh thổ.
Luận văn áp dụng hệ thống các chỉ tiêu phân vùng về địa hình, địa mạo của Nguyễn Đình Kỳ, Lại Vĩnh Cẩm (2011) [29], các chỉ tiêu về phân vùng khí hậu của
Trần Việt Liễn, Ngô Tiền Giang (2011) [23], các chỉ tiêu về phân vùng thảm thực vật của Vũ Tấn Phương (2013) [47] trong việc phân vùng địa lý tự nhiên tại lãnh thổ nghiên cứu.
Bảng 3.1. Các cấp phân vị và hệ thống chỉ tiêu phân vùng
Tiêu chí Hệ thống chỉ tiêu
Vùng Tiểu vùng
Địa hình, địa mạo
+ Đồng nhất tương đối về nguồn gốc địa hình và đặc điểm kiến tạo + Đồng nhất tương đối về hình thái địa hình (núi, đồi, đồng bằng)
+ Đồng nhất về các yếu tố địa mạo, đai cao
Khí hậu
+ Đồng nhất tương đối về biên độ nhiệt năm
+ Đồng nhất tương đối về biên độ nhiệt ngày
+ Đồng nhất tương đối về nhiệt độ tháng thấp nhất
+ Đồng nhất lượng mưa trung bình năm
+ Đồng nhất về nhiệt độ trung bình năm
Thảm thực vật
+ Đồng nhất tương đối về một kiểu kiến trúc địa chất - địa mạo
+ Đồng nhất tương đối về nguồn gốc phát sinh, lịch sử phát triển và cấu trúc của các quần hệ thực vật
+ Đồng nhất tương đối về hình thái địa hình và các quần xã thực vật
Hệ thống phân vị phân vùng được chia thành hai cấp: vùng và tiểu vùng. Dựa trên các tiêu chí và các chỉ tiêu phân vùng đã được xác định, toàn bộ lãnh thổ của rừng Quốc gia Yên Tử là 1 vùng và phân thành 2 tiểu vùng địa lý tự nhiên: tiểu vùng núi trung bình Yên Tử và tiểu vùng đồi núi thấp Yên Tử.
Các tiểu vùng sẽ được đánh giá tổng hợp và phân hạng theo mức độ thuận lợi của tài nguyên tự nhiên để làm cơ sở cho việc tổ phát triển du lịch của rừng Quốc gia Yên Tử theo hướng phát triển bền vững. Hai tiểu vùng đánh giá có các giá trị nổi bật sau:
- Tiểu vùng đồi núi thấp Yên Tử:
Hình thành liên quan đến hoạt động của núi lửa thời kỳ Triat. Được cấu tạo bởi đá macma axit, riolit và ganit nên có độ cao tuyệt đối 300 m - 700 m, độ dốc trung bình 17o - 25oC, nhiều nơi trên 25oC. Tiểu vùng có địa phận kéo dài từ xã Bình Dương (Đông Triều) đến xã Thượng Yên Công (T.P Uông Bí).Tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu biểu là các cảnh quan thiên nhiên của vùng rừng núi, khí hậu ôn hòa, đa dạng sinh học tại rừng Quốc gia Yên Tử, Cùng với đó là các các giá trị lịch sử văn hóa, lễ hội tâm linh gắn liền với khu di tích danh thắng Yên Tử như chùa Suối Tắm, chùa Cẩm Thực, chùa Lân, ..Tại vùng núi Yên Tử hiện đang xây dựng, khai thác khu du lịch nghỉ dưỡng Yên Tử. Hàng năm tại khu du lịch này đã thu hút được một lượng lớn du khách đến tham quan, hành hương, tận hưởng cảnh quan thiên nhiên và cảm nhận những giá trị văn hóa lịch sử tâm linh của vùng đất và con người.
- Tiểu vùng núi trung bình Yên Tử:
Hình thành liên quan đến hoạt động của núi lửa thời kỳ Triat. Được cấu tạo bởi đá macma axit, riolit và ganit nên có đỉnh nhọn, sườn dốc và ngắn, bề ngang hẹp, độ cao tuyệt đối 700 m - 1.068 m, độ dốc trung bình 20o - 25oC, nhiều nơi trên 35oC. Tiểu vùng có địa phận kéo dài từ chùa Hoa Yên đến chùa Đồng Yên Tử. Trong đó đỉnh cao nhất là Yên Tử (1.068 m).Tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu biểu là các cảnh quan thiên nhiên của vùng rừng núi, khí hậu ôn hòa, đa dạng sinh học tại rừng Quốc gia Yên Tử.