4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.2.2 Giải pháp chung nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm tra thuế
Chuyển hẳn từ cơ chế kiểm tra nhằm vào tất cử các đối tượng nộp thuế hiện hành sang cơ chế kiểm tra theo mức độ các vi phạm về thuế, có gian lận thuế mới kiểm tra không có gian lận thì không kiểm tra. Kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế nhằm không gây phiền hà, cản trở công việc kinh doanh của ĐTNT, không làm tốn kém không cần thiết cho cơ quan thuế.
Chuyển đổi từ việc kiểm tra theo diện rộng sang kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo mức độ vi phạm.
Chuyển từ kiểm tra theo diện rộng sang kiểm tra theo tiêu chí phân loại. Chuyển hoạt động kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ sở kinh doanh sang kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ quan thuế.
4.2.2.1 Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra
Để tránh trùng lắp đối tượng kiểm tra trong cùng một niên độ, Chi cục Thuế khi lập kế hoạch kiểm tra phải tuân thủ nguyên tắc không đưa vào kế hoạch những đơn vị đã có kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cấp trên như: Cơ quan Thanh tra nhà nước, cơ quan Kiểm toán nhà nước, đã có trong kế hoạch thanh tra của Cục Thuế Thành phố Hà Nội.
Ưu tiên đưa vào kế hoạch kiểm tra các trường hợp sau:
+ ĐTNT phải kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của cơ quan thuế cấp trên.
+ ĐTNT có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, được phát hiện từ bên thứ ba. ĐTNT mới thành lập nhưng có biểu hiện kinh doanh bất thường, có dấu hiệu của đơn vị chỉ thành lập để kinh doanh hóa đơn.
+ ĐTNT có thực hiện giao dịch liên kết; có nhiều chi nhánh trực thuộc; ĐTNT hoạt động kinh doanh lỗ; hoàn thuế GTGT lớn, nhiều kỳ.
+ ĐTNT nhiều năm chưa được kiểm tra để tránh trường hợp hết thời hiệu truy thu, truy hoàn theo quy định.
+ ĐTNT có doanh thu và số thu lớn ảnh hưởng trọng yếu đến dự toán thu của từng đơn vị.
+ ĐTNT có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng hoặc có số thu nộp ngân sách lớn bao gồm các ngành nghề, lĩnh vực như: xi măng, sắt thép, điện tử, bưu chính viễn thông, vận tải biển, tài chính ngân hàng, đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, massage, karaoke, kinh doanh xuất nhập khẩu, dược phẩm ...
- Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra phải đảm bảo được các yêu cầu sau: + Đội kiểm tra tại Chi cục sẽ căn cứ vào Bảng đánh giá rủi ro và phân loại ĐTNT dựa trên thông tin của Đội kê khai- Kế toán thuế và tin học; đội Quản lý ấn chỉ, Đội quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế chuyển đến để lập kế hoạch kiểm tra.
+ Công tác xây dựng kế hoạch phải sát với điều kiện thực tế; nguồn nhân lực và định hướng chương trình công tác của ngành. Tránh trường hợp xây dựng kế hoạch nhiều, thực hiện lại đạt tỉ lệ thấp, dẫn đến bỏ sót đối tượng kiểm tra hoặc phải chuyển đối tượng kiểm tra sang kế hoạch năm sau.
+ Để đảm bảo yêu cầu minh bạch trong công tác lập kế hoạch kiểm tra, đối tượng được đưa vào kế hoạch kiểm tra hàng năm phải là những đối tượng có điểm rủi ro cao nhất tính từ trên xuống.
4.2.2.2 Hoàn thiện và nâng cao biện pháp nghiệp vụ khi tiến hành kiểm tra ĐTNT
Thực hiện công tác kiểm tra phải dựa trên cơ sở các quy định pháp luật liên quan đến công tác kiểm tra và cần lưu ý một số vấn đề như sau:
a) Kiểm tra tại trụ sở CQT
Căn cứ kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế đã được Lãnh đạo đơn vị phê duyệt; công chức được phân công tiến hành kiểm tra hồ sơ khai thuế của NNT tại trụ sở cơ quan thuế, thông qua việc lập thông báo yêu cầu doanh nghiệp giải trình, bổ sung các vấn đề nghi vấn trong hồ sơ.
Qua thực tế công tác kiểm tra, tác giả nhận thấy không nhất thiết phải kiểm tra thuế tại trụ sở NNT. Những vấn đề nghi vấn trên hồ sơ thuế qua phân tích rủi ro thuế: như kê khai sai chỉ tiêu, xác định miễn giảm thuế không đúng quy định, số
liệu trên báo cáo quyết toán thuế không khớp với số liệu trên báo cáo tài chính, hoặc kiểm tra việc sử dụng, ghi chép hoá đơn có đúng theo quy định thì chỉ cần thông báo những nội dung nghi vấn để NNT giải trình hoặc điều chỉnh sai sót.
Việc kiểm tra người nộp thuế tại trụ sở cơ quan thuế là một cách làm mới, làm giảm chi phí của ngành thuế cũng như doanh nghiệp, cần có thay đổi trong suy nghĩ, nhận thức đối với người làm công tác kiểm tra thuế: kiểm tra không nhất thiết phải tiến hành tại trụ sở của ĐTNT, muốn thực hiện được điều này đòi hỏi nhiều vào sự quyết tâm của Ban lãnh đạo Chi cục thuế và sự ủng hộ của tập thể cán bộ công chức ngành thuế.
Ưu tiên việc mở rộng công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của NNT.
Việc kiểm tra thuế người nộp thuế tại cơ quan thuế là việc tiếp xúc trực tiếp với người nộp thuế mà công chức thuế phải thực hiện trong quá trình tập hợp và phân tích rủi ro các thông tin chuyên sâu, nhằm kiểm tra tính xác thực đối với các hồ sơ, thông tin, các nghi vấn về DN, đề xuất kiến nghị và giải pháp xử lý đối với những nội dung đã được làm rõ (yêu cầu NNT thực hiện điều chỉnh theo qui định của các Luật thuế).
Trong quá trình kiểm tra hồ sơ khai thuế của NNT tại trụ sở cơ quan thuế (bao gồm hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm), nếu phát hiện vi phạm thì tiến hành xử lý theo quy định pháp luật.
b) Kiểm tra tại trụ sở NNT
Căn cứ danh sách kiểm tra tại trụ sở NNT đã được Lãnh đạo đơn vị phê duyệt, Đoàn kiểm tra được phân công tiến hành các bước thông báo yêu cầu doanh nghiệp giải trình, bổ sung các vấn đề nghi vấn trong hồ sơ khai thuế trước khi kiểm tra tại trụ sở NNT theo quy định.
Trong quá trình Kiểm tra tại trụ sở NNT, phải đảm bảo tính thống nhất về các nội dung kiểm tra. Cụ thể:
+ Các nghi vấn về số thuế kê khai thể hiện qua kết quả phân tích rủi ro (điểm số rủi ro của từng chỉ tiêu phân tích) phải được nêu trong nội dung thông báo yêu cầu doanh nghiệp giải trình, bổ sung;
+ Các nghi vấn về số thuế kê khai sau khi doanh nghiệp giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được thì phải được đưa vào nội dung của Quyết định kiểm tra;
+ Biên bản xác lập số liệu kiểm tra, Biên bản kiểm tra, Quyết định xử lý, xử phạt qua kết quả kiểm tra, phải phù hợp với các nội dung kiểm tra được ghi nhận trong Quyết định kiểm tra.
Trước khi ban hành Quyết định kiểm tra tại trụ sở NNT, nếu trong kỳ kiểm tra doanh nghiệp có lập hồ sơ và đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì trong Quyết định kiểm tra phải có nội dung kiểm tra sau hoàn các kỳ hoàn thuế trong giai đoạn nêu trên.
Trong quá trình Kiểm tra tại trụ sở NNT, các nội dung kiểm tra sau hoàn phải được ghi thành mục riêng trong Biên bản kiểm tra thuế, để xử lý theo quy định khi phát hiện vi phạm.
4.2.2.3 Tổ chức công tác xử lý sau kiểm tra
Hoạt động kiểm tra thuế chỉ thực sự hiệu quả khi các quyết định xử lý sau kiểm tra thuế được thực hiện kịp thời và đầy đủ. Vì vậy, Chi cục Thuế huyện Gia Lâm cần tổ chức tốt công tác theo dõi, đôn đốc đối tượng kiểm tra thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định xử lý sau kiểm tra thuế. Những trường hợp cố tình không thực hiện quyết định xử lý, Chi cục cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tổ chức cưỡng chế thực hiện các quyết định xử lý khi cần thiết đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm minh
4.2.2.4 Tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thường xuyên
Kết quả thực hiện công tác kiểm tra thuế phải thực hiện chế độ tổng kết, báo cáo theo quy định. Trong đó cần lưu ý rút kinh nghiệm từ kết quả kiểm tra để kiểm chứng lại các tiêu thức đánh giá rủi ro trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, để
phản hồi kịp thời về Cục Thuế (Tổ nghiên cứu) nhằm có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu trong công tác quản lý thuế.