4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế
Thứ nhất, nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra thuế
Làm tốt công tác tổ chức cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn cho từng nhóm công chức thực hiện từng chức năng quản lý của ngành, đặc biệt chú trọng công chức kiểm tra thuế. Phân cấp cán bộ công chức theo năng lực và hiệu quả công việc. Đây là một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực của bộ máy ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Đó chính là điều kiện để Chi cục có một tổ chức bộ máy hiện đại, hiệu quả. Rà soát, đánh giá năng lực cán bộ toàn Chi cục thuế, phân loại cán bộ ngành theo trình độ, độ tuổi, năng lực. Xác định số lượng cán bộ có thể bố trí vào các chức năng, bộ phận quản lý theo cơ cấu mới. Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ phù hợp với yêu cầu phát triển mới. Xác định số cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn tiếp tục sử dụng trong bộ máy mới. Xây dựng phương án xử lý, sắp xếp đối với số cán bộ này.
Xây dựng các chương trình đào tạo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để nâng cao năng lực cán bộ kiểm tra. Đặc biệt, chú trọng đào tạo kỹ năng kiểm tra chuyên sâu, bồi dưỡng kiến thức kế toán doanh nghiệp, kỹ năng tin học. Tạo điều kiện để cán bộ kiểm tra tham gia các lớp ngoại ngữ. Đồng thời, tăng cường đào tạo, rèn luyện bản lĩnh cho các cán bộ trẻ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế giỏi thông qua việc phát hiện, bồi dưỡng, quy hoạch và đề bạt một cách minh bạch, công bằng, nhằm nâng cao năng lực điều hành của CQT.
Thường xuyên tổ chức các buổi phổ biến chính sách mới, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình làm việc giữa các đội kiểm tra thuế. Định kỳ tổ chức sát hạch kiến thức và căn cứ vào kết quả sát hạch để đánh giá, xếp loại công chức, buộc cán bộ kiểm tra phải chú trọng tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.
Xây dựng nhật ký kiểm tra thuế cho cán bộ kiểm tra về quy trình, các phần việc cần thực hiện cũng như các vấn đề cần xử lý khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở
NNT. Phối hợp đội kiểm tra kết hợp đội tuyên truyền hỗ trợ luân phiên viết các chuyên đề phục vụ kiểm tra thuế như: chuyên đề xử lý hoá đơn bất hợp pháp, chuyên đề về kiểm tra giá vốn hàng bán doanh nghiệp thương mại, chuyên đề về chi phí xác định giá thành trong đơn vị sản xuất... nhằm nâng cao trình độ năng lực cán bộ kiểm tra, đáp ứng công tác kiểm tra thuế trong tình hình mới.
Tăng cường kiểm tra, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ có hành vi vi phạm pháp luật thuế, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Áp dụng quy chế trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo trực tiếp khi có cán bộ cấp dưới vi phạm pháp luật về thuế.
Thứ hai, tăng cường số lượng cán bộ kiểm tra thuế
Để đáp ứng nhu cầu kiểm tra thuế, với khối doanh nghiệp do Chi cục quản lý ngày càng tăng về số lượng và tính chất phức tạp, nhất thiết phải tăng cường số lượng cán bộ thực hiện kiểm tra thông qua thực hiện luân chuyển cán bộ làm công tác kiểm tra. Việc luân chuyển được thực hiện giữa các đội kiểm tra, luân chuyển doanh nghiệp quản lý, bố trí, sắp xếp cán bộ làm công tác kiểm tra một cách hợp lý, theo trình độ, độ tuổi để đạt hiệu quả cao nhất. Điều này phải đảm bảo mục tiêu phát triển cán bộ chuyên sâu và cần được tiến hành hợp lý, công khai, minh bạch. Số lượng cán bộ kiểm tra phải đạt từ 25% -30% trên tổng số cán bộ trong đơn vị.