4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.2.4 Áp dụng công nghệ tin học vào hỗ trợ công tác kiểm tra thuế
Thực tế cho thấy, mức độ thành công của công tác kiểm tra thuế phụ thuộc chủ yếu vào mức độ ứng dụng công nghệ công nghệ thông tin. Cụ thể:
- Thu thập đầy đủ cơ sở dữ liệu về tình hình hoạt động, thay đổi, tình trạng kê khai, nộp thuế và tình hình tài chính của từng tổ chức, cá nhân nộp thuế để phục vụ việc phân tích thông tin DN cho hoạt động kiểm tra thuế, hệ thống tích hợp thông tin, dữ liệu từ doanh nghiệp (kê khai thuế, hoá đơn hàng hoá bán ra, báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập) và thông tin bên ngoài (Ngân hàng và tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý vốn, Hải quan, hiệp hội ngành nghề, thống kê, cơ quan công an...).
- Xây dựng hệ thống tiêu chí phục vụ kỹ thuật phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro. Các mô hình đánh giá rủi ro theo loại hình doanh nghiệp, theo lĩnh vực kinh doanh và theo sắc thuế; tiêu thức phân loại thái độ chấp hành nghĩa vụ thuế của
người nộp thuế để áp dụng cách ứng xử của cơ quan thuế theo các cấp độ, mức độ như: Thanh tra, kiểm tra, phạt, cưỡng chế hay chuyển cơ quan pháp luật xử lý; phần mềm trợ giúp đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.
- Quá trình xây dựng hệ thống điện tử nói chung và hiện đại hoá ngành thuế nói riêng cần phải gắn với văn bản qui phạm pháp luật để phù hợp với yêu cầu về xác nhận chữ ký điện tử, bảo vệ bí mật, giao dịch hợp đồng trong môi trường TMĐT phi biên giới, giao dịch ngoại hối, chuyển tiền điện tử; quy định về kế toán điện tử, chứng từ thanh toán điện tử, về doanh nghiệp cung cấp dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế; về trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ quan liên ngành.
Bên cạnh đó, cần thực hiện cải cách hành chính và hiện đại hóa thông qua