Quảng cáo trên các trang rao vặt

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING ONLINE tại NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 27)

4. Bố cục đề tài:

1.4.6. Quảng cáo trên các trang rao vặt

Là hình thức đăng thông tin của Công ty và những sản phẩm đi kèm lên các danh bạ doanh nghiệp, bao gồm các bước:

– Tập hợp danh sách những website, forum cho đăng thông tin giới thiệu doanh nghiệp.

– Soạn thảo mẫu giới thiệu chung về COBEGROUP.

– Soạn mẫu giới thiệu chung về sản phẩm của COBEGROUP. – Sử dụng một mẫu nội dung và đăng trên các website.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE CỦA NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi nhánh đà nẵng

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên gọi: Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Tên Tiếng Anh: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt: TPBANK

Trụ sở chính: 57 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: (84-24) 37 683 683 Fax: (84-24) 37 688 979

Website: https://tpb.vn/

Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số 0102744865 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 12/05/2008 và thay đổi lần thứ 23 ngày 04/10/2016.

Giấy phép hoạt động của Ngân hàng TMCP số 123/NH-GP ngày 05/05/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp và được sửa đổi, bổ sung gần nhất tại Quyết định số 2236/QĐ- NHNN ngày

25/10/2017.

* Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển:

Tháng 5/2008: Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TiênPhong Bank) nhận Giấy phép thành lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bằng lỗ lực không ngừng từ khi còn là Dự án, TiênPhongBank đã hoàn tất việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi Flex-cube.

Tháng 6/2008: Sau một tháng được cấp phép, TiênPhongBank chính thức khai trương hoạt động.

Để mở rộng quan hệ hợp tác, TiênPhongBank đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và khung hợp tác chung với Ngân hàng Citi Group.

Tháng 9/2008: TiênPhongBank chính thức đăng ký với UBCK hoạt động dưới hình thức Công ty đại chúng.

Tháng 12/2008: Sau hơn năm tháng đi vào hoạt động, TiênPhongBank nhận chứng chỉ ISO 9001: 2000 cho toàn bộ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của TiênPhongBank. Đây là cột mốc quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động quản trị, quản lý toàn diện theo chuẩn mực quản lý của quốc tế đối với hoạt động Ngân hàng. Năm 2009: Sau một năm hoạt động, Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của TiênPhongBank được tổ chức tại tháng 3/2009 với việc thông qua các báo cáo, nghị quyết quan trọng là định hướng phát triển cho TiênPhongBank trong năm 2009 và các năm tiếp theo. Trong năm này TPBank khai trương các chi nhánh tại Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng. Năm 2010: TiênPhongBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai vào tháng 3/2010 và tại năm này, TiênPhongBank chính thức được kết nối liên thông với hệ thống 1.100 máy ATM của Ngân hàng Đông Á (thuộc liên minh thẻ VNBC). Bằng việc kết nối này, ngoài việc giao dịch tại toàn bộ ATM của các ngân hàng trong liên minh thẻ Smartlink, Banknet, chủ thẻ ATM của TiênPhong Bank có thể giao dịch thêm tại 1.100 ATM của Ngân hàng Đông Á. Tháng 7/2010, TiênPhongBank nhận Giải thưởng về tỉ lệ điện chuẩn trong Thanh toán Quốc tế năm 2009 do Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ) trao tặng.

Năm 2012: Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông vào tháng 4/2012 và khai trương các Phòng giao dịch Lê Ngọc Hân, Phú Xuyên, Đinh Tiên Hoàng. Tháng 11/2012, TiênPhongBank đạt Giải thưởng "Tin và Dùng" 2013 cho Dịch vụ Ngân hàng điện tử do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng bình chọn. Năm 2013: Ngân hàng chính thức tham gia thị trường vàng vào tháng 1/2013; đạt giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2012” vào tháng 3/2013; tổ chức Đại hội đồng Cổ đông 3 vào tháng 4/2013; ra mắt giải pháp công nghệ eCounter - eGold và Thẻ tiêu dùng Đa tiện ích - các giải pháp công nghệ thông minh lần đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 7/2013; đạt giải "Ngân hàng sáng tạo tiêu biểu" năm 2013 vào tháng 11/2013; ra mắt nhận diện thương hiệu mới với tên viết tắt là TPBank và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong công tác tái cơ cấu vào tháng 12/2013. Đồng thời, trong năm 2013, TPBank khai trương rất nhiều Chi nhánh và phòng giao dịch.

Năm 2014: TPBank trở thành Ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bản eBank trên nền công nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản Mobile Banking và Internet Banking vào tháng 9/2014 và vào tháng 12/2014

Năm 2016: TPBank ra mắt phiên bản Ebank v.7.0 – tự do cá nhân hóa & Ebank Biz – HTML5 cho doanh nghiệp vào tháng 6/2016 và ra mắt thẻ tín dụng TPBank World MasterCard vào tháng 8/2016. Ngân hàng cũng đã đưa vào hoạt động hơn 10 điểm giao dịch mới trong cả nước theo phê duyệt của NHNN Việt Nam.

2.1.1.1. Phạm vi và lĩnh vực hoạt động của Công ty: Các ngành nghề kinh doanh chính của Ngân hàng bao gồm:

- Hoạt động trung gian tiền tệ khác, mã ngành K6419 (chính)

- Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh G4773 - Bán buôn kim loại và quặng kim loại, mã ngành G4662

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức:

Ngân hàng TMCP Tiên Phong được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Các hoạt động của TPBankk tuân thủ Luật Doanh nghiệp, Luật các Tổ chức tín dụng và Điều lệ TPBank đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Sau đây là bảng thống kê tài sản, vốn và lợi nhuận của ngân hàng TPBank chi nhánh Đà Nẵng trong 3 năm gần đây:

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tổng tài sản 1573.93 2010.94 2018.55

Vốn điều lệ 81.99 104.46 109.04

Tổng huy động 1414.52 1802.31 1809.46

Dư nợ cho vay 971.70 1289.98 973.31

Lợi nhuận trước thuế 37.02 42.78 60.42

Lợi nhuận sau thuế 29.62 34.22 48.33

Bảng 2.1 bảng thống kê

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc: là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Trực tiếp điều hành và thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

Đảm trách các vấn đề có liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh của chi nhánh hàng năm.

Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực tài chính và nhân sự.

Được thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt theo ủy quyền của Giám đốc và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.

Giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các quyết định của mình.

Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Phòng nhân sự:

 Quản lý công tác nhân sự của DN  Quản lý các công tác hành chính  Quản lý việc truyền thông trong DN  Quản lý các vấn đề pháp lý

 Quản lý hoạt động của nhân viên hành chính nhân sự

Phòng quản trị rủi ro

Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục.

Đầu mối nghiên cứu, đề xuất lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng.

Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

Đầu mối trình giám đốc về kế hoạch giảm nợ xấu của chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định.

Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo.

Phòng Khách hàng

Quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo sản phẩm, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch hoạt động của chi nhánh.

Chịu trách nhiệm marketing tín dụng, bao gồm: thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng.

Phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất xu hướng khắc phục.

Quản lý (hoàn chỉnh, bổ sung, lưu trữ, khai thác) hồ sơ tín dụng theo quy định; tổng hợp, phân tích, quản lý, thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung cấp thông tin và nhận báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công.

Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

Quan hệ khách hàng và cấp tín dụng.

Đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường sự cạnh tranh và phát triển thị phần.

Phòng Dịch vụ

Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn và trình cấp trên phê duyệt.

Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

Thực hiện theo đúng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ do Trung tâm đảm bảo chất lượng đề ra nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại Chi nhánh.

Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.

Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Phòng Vận hành

Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt.

Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể.

Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế tài chính của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính. Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên.

Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh Ngân hàng TMCP Tiên Phong trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

 Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý, hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, ngành ngân hàng.

 Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh.  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Phòng hỗ trợ Tín dụng

 Hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ, lưu trữ các giấy tờ liên quan đến hợp đồng tín dụng, thông báo nhắc nợ cho các phòng ban có liên quan.

Bộ phận Mối quan hệ với các phòng ban khác

Phòng khách hàng

Quan hệ với Ban lãnh đạo: Báo cáo lãnh đạo về tình hình bán các loại sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp như huy động, cho vay, thanh toán, thẻ

Q/hệ với Phòng kinh doanh- tiếp thị để phối hợp Lập và triển khai kế hoạch kinh doanh, kế hoạch hoạt động mảng khách hàng Cá nhân/doanh nghiệp của Phòng/Ban Khách hàng theo định kỳ

Hành chính- Nhân sự

Hành chính-nhân sự là có ảnh hưởng rất nhiều đến việc tạo nên văn hóa trong doanh nghiệp. Quản trị nhân sự tốt sẽ phần nào thúc đầy năng suất thực hiện việc của nhân viên, từ đó hiệu quả lao động cũng sẽ được tăng lên. Từ đó, mối quan hệ giữa những phòng ban trong công ty sẽ trở nên nghiêm ngặt hơn.

Phòng kinh doanh- tiếp

thị

Quan hệ với Ban lãnh đạo để định hướng cơ hội trên thương trường, phân khúc thương trường, định vị thị trường để từ đó đạt được những chiến lược về sản phẩm, giá cả và mạng lưới phân phối sản phẩm.

Q/hệ với các bộ phận khác: dựa vào kết quả hoạt động của bộ phận tiếp thị, những chính sách và chiến lược hoạt động đúng đăn sẽ được đưa ra. Từ đó, các bộ phân khác sẽ có kế hoạch hoạt động và triển khai dựa trên những các nghiên cứu và dự đoán đã được đề ra.

Kế toán Đây là bộ phận rất đáng quan tâm cho dù công ty hoạt động ở quy mô nhỏ hay lớn. Bất kể hoạt động của bộ phận nào đều gắn đến dòng tiền mà tài chính kế toán chính là bộ phận kiểm

soát dòng tiền trong công ty. Bộ phận này cũng chính là người quyết định tính khả thi đối với các chiến lược được đề ra trong công ty.

Ban Quản lý rủi ro

Quan hệ với Ban lãnh đạo: ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý lĩnh vực tài chính ở địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính phủ. Tham mưu cho Ban lãnh đạo chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về tài chính ngân sách thích hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể tăng trưởng

Q/hệ với Phòng kế toán: kiếm tra các khoản cho vay ngắn hạn, dài hạn, chiết khấu,

Q/hệ với Phòng kinh doanh- tiếp thị để thẩm định những khoản mục định giá tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.

2.1.3.Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

2.1.3.1.Tầm nhìn

Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

2.1.3.2.Sứ mệnh

- TP Bank cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng và đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao.

- TP Bank là tổ chức hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho các cổ đông.

- TP Bank tạo điều kiện tối ưu để mỗi cán bộ nhân viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân.

- TP Bank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng với mục tiêu vì CON NGƯỜI và HƯNG THỊNH QUỐC GIA.

2.1.3.3.Giá trị cốt lõi

- Liêm chính: Liêm khiết, chính trực là đạo đức nghề nghiệp và phẩm giá hàng đầu với mỗi cán bộ ngân hàng.

Sáng tạo: Mỗi cá nhân cần đổi mới trong nhận thức, sáng tạo và đột phá trong giải pháp, quyết liệt trong thực hiện nhằm mang lại giá trị đích thực cho Ngân hàng và Khách hàng.

Cầu tiến: Mỗi cá nhân phấn đấu tự hoàn thiện bản thân, phát huy sở trường, năng lực nội tại, tiềm năng của mỗi cá nhân và đơn vị. Ngân hàng tạo điều kiện tốt nhất để mỗi cá nhân vương tới sự hoàn hảo.

- Hợp lực: Là cộng lực, hợp tác, gắn bó và chia sẻ trong công việc, nhận thức

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING ONLINE tại NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w