Những tồn tại của biện pháp marketing online đối với ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING ONLINE tại NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 50 - 52)

4. Bố cục đề tài:

2.5.2. Những tồn tại của biện pháp marketing online đối với ngân hàng TMCP

tiên phong – chi nhánh Đà Nẵng

- Trước tiên là e-mail marketing, ngân hàng chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin khách hàng cụ thể như họ tên, giới tính, công ty, độ tuổi... Việc này khiến cho ngân hàng không thể nhắm tới khách hàng mục tiêu mà chỉ biết gửi đi một loạt. Hơn nữa, hình thức và nội dung e-mail chưa được đầu tư kỹ lưỡng nên không gây ấn tượng với khách hàng. Ngân hàng không có các bước cơ sở để hoạch định xây dựng một e-mail quảng cáo thật sự. Bên cạnh đó ngân hàng không có hệ thống gửi e-mail với số lượng lớn và qua sàng lọc cụ thể để tránh nhầm lẫn. Đồng thời, ngân hàng chưa có nhân viên chuyên nghiệp xử lý hình ảnh và thiết kế mail nên không mang tính chuyên nghiệp mà chỉ có tính cá nhân.

- Thứ hai, hình thức quảng cáo qua mạng xã hội. Hình thức này gồm hai kênh quảng cáo xã hội mà ngân hàng đang áp dụng đó là kênh Youtube và kênh Facebook. Thông qua kênh Facebbook, ngân hàng có gần 1,3 triệu lượt kết bạn. Đây là con số nhỏ để lan tỏa mức độ quảng cáo của công ty. Trên trang Facebook của công ty còn gặp rất nhiều lỗi sai như: phần giới thiệu thông tin cá nhân không có điện thoại liên hệ, địa chỉ, trang web củangân hàng, không cập nhật nội dung các chương trình quảng cáo hay các bài viết chia sẻ về cảm nhận của khách hàng, lời khuyên khi đi ngân hàng. Chính điều này khiến thương hiệu của ngân hàng không được nâng lên và số người biết đến rất ít. Đồng thời, Facebook có sự phản ánh hai chiều tích cực và tiêu cực khiến cho ngân hàng không thể kiểm soát, ngăn chặn được. Cộng thêm tính bảo mật của Facebook không cao nên hình ảnh và thông tin của công ty dễ dàng bị lấy cắp.

Dưới đây là trang fanpage chính thức của Ngân Hàng TPBank trên mạng xã hội Facebook

Hình 2.6. fanpage của ngân hàng TPBank

Hiện nay dân số Việt Nam đạt gần 99 triệu dân, tuy nhiên lượt like và theo dõi trang chỉ hơn 1,2 triệu người chiếm xấp xỉ 1,3% dân số Việt Nam. Con số này là quá thấp so với các Ngân hàng đối thủ cạnh tranh trên địa bàn Đà Nẵng. Vì đa số khách hàng của ngân hàng chỉ tập trung vào những người trẻ tuổi có độ tuổi từ 18- 24 tuổi. Đối với mạng Facebook đã không còn xa lạ đối với người Việt Nam. Theo một thống kê xã hội từ mạng xã hội lớn nhất hành tinh quý III – 2021 cho biết con số người sử dụng Facebook hàng tháng đã lên tới ngưỡng 1,9 tỷ người. Con số ấn tượng này cho thấy Facebook đủ để trở thành một quốc gia đứng đầu thế giới . Bởi vậy việc marketing online trên Facebook nếu hiệu quả thì sẽ là một tài sản vô cùng to lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.Do đó, ngân hàn TPBank cũng không bỏ qua kênh mạng xã hội này và đã biết vận dụng để quảng bá hình ảnh của ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chỉ dừng lại ở mức độ nhất định và chưa khai thác được triệt để.

- Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, hình thức đăng tin quảng cáo trên các trang web (24h.com.vn; raovat.vn...) mang lại hiệu quả lan truyền rất lớn. Tuy nhiên, ngân hàng TPBank lại không sử dụng hình thức này để quảng bá cho ngân hàng của

mình để các khách hàng và doanh nghiệp khác biết tới. Đây là một hạn chế lớn đối với ngân hàng trong phương thức marketing online.

- Cuối cùng là hạn chế về blog marketing. Blog marketing là hình thức marketing thông qua các web blog (viết tắt là blog) mà các thương hiệu hay đơn vị xây dựng nên nhằm tạo ra một kênh giúp đối thoại với khách hàng một cách trực tiếp và nhanh chóng. Ngoài ra blog cũng được dùng để quảng bá về các đặc điểm, chức năng, lợi ích ... của thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ hay các thông tin cập nhật về các chương trình mới. Blog marketing cho phép doanh nghiệp trực tiếp tìm hiểu về những nhu cầu, mong muốn, những điểm khách hàng còn chưa hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ một cách trực tiếp, nhanh chóng và thường xuyên cập nhật. Blog marketing thường thích hợp cho các hoạt động chăm sóc khách hàng, là một kênh để lấy ý kiến tham khảo cho các chiến lược phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ. Những lợi ích của blog mang lại cho doanh nghiệp là khá lớn nhưng ngân hàng TPBank lại không vận dụng chúng làm một phương tiện marketing online. Ngân hàng hoàn toàn không sử dụng tới blog để làm kênh chăm sóc, tham khảo ý kiến của khách hàng về việc cung cấp dịch vụ bên mình.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING ONLINE tại NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w