Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của trung tâm xuất khẩu phía bắc thuộc tổng công ty thương mại hà nội – hapro (Trang 48 - 50)

III. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của

4. Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu

Con người là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế. Tất cả các mục đích của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phục vụ cho con người và cũng do con ngưòi thực hiện. Chình vì vậy, trong bất kỳ một chiến lược phát triển của bất kỳ một công ty nào cũng không thể thiếu đạo tạo và nâng cao nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên

Hiện nay, đội ngò cán bộ công nhân viên của Trung tâm khá đồng đều về tuổi tác cũng như trình độ nghiệp vụ. Trung tâm đã sắp xếp cho cán bộ trẻ mới ra trường vào môi trường có nhiều cán bộ đã có nhiều kinh nghiệm để líp cán bộ trẻ có điều kiện học hỏi, nâng cao khả năng hiểu biết thực tế. Trung tâm cũng khuyến khích các cán bộ đi học thêm nghiệp vụ ngoại thương.

Nhiệm vô quan trọng của Trung tâm là phải lập kế hoạch đào tạo cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường. Trung tâm nên lùa chọn cán bộ trẻ, năng động và có năng lực từ các phòng chuyên trách hay phòng tổng hợp. Sau khi đã chọn ra những ngưòi có khả năng, thích hợp với công tác nghiên cứu thị trường, Trung tâm sẽ cử đi học. Nên có chính sách khuyến khích học, hoàn thành tốt việc học mà vẫn được hưởng lương, tạo điều kiện để họ có thể áp dụng ngay những điều kiện đã học vào thực tế

Bên cạnh đó, Trung tâm phải tạo sự đoàn kết nhất trí trong cán bộ công nhân viên làm họ toàn tâm toàn lực cho công việc chung bằng các biện pháp:

- Khuyến khích mỗi cán bộ có phương án kinh doanh riêng

- Có chế độ thưởng thích hợp cho những ai có ý kiến đóng góp hiệu quả

- Kết hợp giữa các mục đích chung với các mục tiêu cá nhân để nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ trong trung tâm.

Để cho sức sáng tạo các sản phẩm mới, còng nh chất lượng hàng hoá thủ công mỹ nghệ Trung tâm cần phải tiến hành các giải pháp sau:

Thứ nhất Trung tâm có thể mở một số líp kỹ thuật thực hành ở các đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làm thế nào để đào tạo thợ phổ thông theo phương thức vừa học vừa lao động sản xuất tại các làng nghề, cơ sở sản xuất

nhất là những cơ sở có nhiều hàng xuất khẩu. Trung tâm nên hỗ trợ một phần kinh phí cho các khoá học giúp cho các công ty con.

Thứ hai là những người đạt danh hiệu nghệ nhân hoặc thợ giỏi đạt trình độ xấp xỉ nghệ nhân do đơn vị đề nghị, được trung tâm hỗ trợ theo học các líp bồi dưỡng kiến thức về hội hoạ, mỹ thuật tại các trường cao đẳng theo chế độ miễn phí, Vì nghệ nhân, thợ giỏi trưởng thành thông qua thực tế lao động sản xuất và tiếp thu kinh nghiệm, bí quyết kỹ thuật gia truyền, không được học hành có hệ thống bài bản nên sức sáng tạo bị hạn chế.

Thứ ba có thể Trung tâm nên cử thợ thủ công ra nước ngoài tham quan khảo sát học hỏi nghề nghiệp của một số quốc gia có bề dày truyền thống xuất khẩu hàng mây tre đan như là Trung Quốc, Indonesia… theo chế độ miễn phí vừa là quyền lợi của thợ thủ công vừa là một phương thức đạo tạo nâng cao trình độ cho thợ thủ công.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của trung tâm xuất khẩu phía bắc thuộc tổng công ty thương mại hà nội – hapro (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w