khẩu phía Bắc thuộc Tổng công ty thương mại Hà nội - Hapro
1. Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ
Hàng thủ công mỹ nghệ rất phong phú về mẫu mã, màu sắc còng nh nguyên liệu cấu thành sản phẩm, hàng chủ yếu được làm bằng tay nhưng chứa đựng tính thẩm mỹ cao mà không phải quốc gia nào cũng sản xuất được.
- Hàng mây tre lá: Có đặc điểm là gọn, nhẹ, xinh xắn, dễ thay đổi kiểu dáng, khá bền. Nguồn nguyên liệu làm hàng này rất phong phó nh mây tre, trúc, lá buông, xơ dừa, lục bình…Các nguyên liệu này có sẵn mềm, dẻo, dai, song cũng rất cứng và chắc bởi được dùng khi không quá non cũng không quá già. Mặt hàng mây tre đan có nhược điểm là dễ mốc, mọt trong điều kiện không khí Èm, do vậy phải có những biện pháp hạn chế nhược điểm trên nh khử trùng, quang dầu.
- Hàng gốm sứ: Được làm bằng tay, chủng loại và chất liệu phong phó cho phép người mua hàng có nhiều lùa chọn từ hàng men, không men, đất đỏ… Các sản phẩm cũng đa dạng nh chậu tròn, oval, vuông, chữ nhật, hình thó,
đôn, hũ, bình. Tuy nhiên, mặt hàng này rất dễ vỡ nên công tác đóng gói cần phải hết sức cẩn thận.
- Hàng gỗ mỹ nghệ: Gỗ có nhiều loại nh gỗ cứng, gỗ mền. Hầu hết hàng gỗ mỹ nghệ được sản xuất từ gỗ mềm, sản phẩm cũng rất phong phó nh tranh tượng, sofa, bình phong, tủ. Tuy nhiên, với khí hậu hanh khô, nóng Èm thì các sản phẩm gỗ rất dễ bị nứt, mối mọt, cong vênh, do vậy phải có những biện pháp xử lý trước khi sản xuất nhằm hạn chế nhược điểm trên.
- Các loại khác: Như thêu ren, thảm, thổ cẩm, các sản phẩm rất đặc sắc, đề tài phong phú với nhiều thể loại: nắp bàn, khăn bàn, dép, hài, phủ gường, áo gối, cà vạt, khăn choàng cổ, tranh thêu nổi, thêu phẳng, lụa tơ tằm thêu. Các sản phẩm này đều được làm bằng tay, có tính thẩm mỹ cao và được khách hàng ưa chuộng
2. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ :
Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong hai nhóm mặt hàng chính, đem lại mức tăng trưởng cao cho Trung tâm và chỉ sau hàng nông sản
Bảng 3. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Trung tâm xuất khẩu phía Bắc
Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
KNXK (1000$) Tỷ trọng (%) KNXK (1000$) Tỷ trọng (%) KNXK (1000$) Tỷ trọng (%) Thủ công mỹ nghệ 1.678,42 31.73 1.972,10 23.20 1.993,59 16.08 Nông sản 2.205,00 41.69 5.680,00 66.82 7.406,41 59.73 Thực phẩm 428,17 8.10 448,55 5.28 1.562,87 12.60 Các mặt hàng khác 977,56 18.48 399,48 4.70 1.437,13 11.60
Nếu nh trước năm 2007, hàng thủ công mỹ nghệ có chất lượng chỉ chiếm có 56-60% trong tổng số lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu thì hiện nay con số đó đã lên khoảng 70-85%. Chính vì lẽ đó mà giá hàng thủ công mỹ nghệ của Hapro trên thị trường quốc tế ngày càng tăng và uy tín của Trung tâm với bạn hàng từ đó cũng tăng lên
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Trung tâm năm 2007 là 1,678 triệu USD chiếm 31.73% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 1,972 triệu USD và 1,993 triệu USD vào năm 2009. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thành công tiếp theo của Trung tâm trong quá trình hội nhập kinh tế. Việc thực hiện tốt hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã nâng cao uy tín của Trung tâm nói riêng và Tổng công ty thương mại nói chung.
Trung tâm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2009. Năm 2010, trung tâm hướng tới mục tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu là 17,2 triệu USD; trong đó xuất khẩu14,8 triệu USD, tổng doanh thu đạt 275.20 tỉ đồng. Trung tâm cũng đang tập trung kế hoạch tham dự các hội chợ quốc tế và tổ chức các đoàn khảo sát thị trường. Để nắm bắt cơ hội do WTO mang lại, trung tâm cũng chú trọng đến việc đầu tư công nghệ và nhân lực cho việc nghiên cứu thị trường, tập trung vào việc nâng cao chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ để tạo uy tín lớn.
3. Thị trường xuất khẩu chính:
Hiện nay Trung tâm có trên 60 thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá trong đó có những thị trường xuất khẩu chính mặt hàng thủ công mỹ nghệ là: Thị trường EU, thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản, thị trường Nga.
Bảng 4: Các thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chính của Trung tâm xuất khẩu phía Bắc.
Đơn vị: 1000$
Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
KNXK (1000$) Tỷ trọng (%) KNXK (1000$) Tỷ trọng (%) KNXK (1000$) Tỷ trọng (%) KNXK (1000$) Tỷ trọng (%) EU 253,56 52.28 465,95 27.76 493,36 25.02 334,83 16.80 Nhật Bản 106,91 22.04 139,10 8.29 39,39 1.20 68,20 3.42 Mỹ 43,90 9.11 526,30 31.36 781,92 39.65 759,96 38.12 Nga 6,05 1.25 100,14 5.97 179,65 9.11 432,24 21.68 Nước khác 74,6 15.38 446,93 26.63 477,78 24.23 398,32 19.98
Nguồn: Báo cáo tổng hợp thị trường của phòng Kế hoạch phát triển, Tổng công ty Thương
mại Hà nội, các năm 2006, 2007, 2008, 2009
Thị trường EU: Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người thuộc vào loại cao nhất thế giới vì thế tiêu chuẩn về hàng hoá của họ rất cao. Đây là thị trường đa dạng cho nhiều chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ, nhất là gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, đồ gia dông. Các mặt hàng mây tre lá, thêu ren cũng tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường này. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có giảm dần, năm 2006 chiếm 52.28% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Trung tâm, nhưng đến năm 2009 chỉ còn 16.80%, nguyên nhân là do thị trường này có nhiều đòi hỏi gắt gao về tiêu chuẩn chất lượng và kĩ thuật.
Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường truyền thống của Trung tâm, có nhu cầu về các mặt hàng mây tre, gỗ…thị trường này đòi hỏi các sản phẩm thủ công có tính thẩm mỹ cao, thường chỉ đặt những đơn hàng nhỏ nên trị giá kim ngạch không cao. Hiện Trung tâm đang có kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa vào thị trường này bằng các sản phẩm có tính thẩm mỹ và chất lượng cao.
Thi trường Mỹ: Đây là một thị trường lớn đầy hứa hẹn, tuy điều kiện văn hoá có nhiều nét khác Việt Nam, nhưng hàng thủ công mỹ nghệ của Trung tâm khá được ưa chuộng tại thị trường này, Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xuất sang thị trường này khá lớn, chiềm gần 40% trị giá kim ngạch xuất khẩu. Với việc gia nhập WTO và bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ, những chính sách ưu đãi của Chính phủ Mỹ dành cho Việt Nam đã mang lại một triển vọng lớn cho Trung tâm tại thị trường này. Các sản phẩm của Trung tâm được thị trường này rất ưa chuộng như gỗm sứ mỹ nghệ, mây tre lá. Tuy nhiên, để đứng vững trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (Trung Quèc, Malaysia…), Trung tâm cần có chiến lược kinh doanh thích hợp, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định và giao hàng đúng hẹn.
Thị trường Nga: Đây là thị trường truyền thống của Trung tâm, hiện nay Hapro có văn phòng đại diện đặt tại Nga do đó hàng năm Trung tâm có xuất khẩu các sản phẩm tới thị trường này rất lớn, không chỉ riêng nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này tăng dần theo các năm, nếu nh năm 2008, trị gía kim ngạch đạt 12.5% thì đến năm 2009 tăng 19.98%. Mét đặc điểm của thị trường này là không yêu cầu cao về kỹ thuật, mẫu mã đơn giản nhưng đẹp là có thể xuất khẩu được. Do vậy, trung tâm đang có chiến lược khai thác thị trường bằng những sản phẩm có mẫu mã mới, giá cả và phương thức thanh toán phù hợp và linh hoạt.
Các thị trường khác: nh Thái Lan, Hongkong, Óc. Các đơn đặt hàng từ thị trường này không đều và nhỏ lẻ. Trong những năm tới Trung tâm cần quan tâm và tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu, thị hiếu tại những thị trường này, để từ đó có những chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.
4. Hình thức xuất khẩu :
Bảng 5. Kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu
Loại hình XK Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
KNXK (1000$) Tỷ trọng (%) KNXK (1000$) Tỷ trọng (%) KNXK (1000$) Tỷ trọng (%) XK trực tiếp 1.660 98.88 1.950 98.88 1.963 98.90 XK uỷ thác 18,41 1.12 21,97 1.12 22,24 1.1
Nguồn: Tổng hợp kim ngạch xuất nhập khẩu của Phòng kế hoạch phát triển, Tổng công ty Thương mại Hà nội, các năm 2007, 2008, 2009.
Xuất khẩu trực tiếp: Do có nguồn hàng phong phú, thị trường xuất khẩu đa dạng cùng với mối quan hệ với nhiều đối tác trên thị trường nước ngoài nên Trung tâm xuất khẩu phía Bắc thường thực hiện theo phương thức xuất khẩu trực tiếp là chính, chiếm khoảng 98,88% tổng lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Trung tâm
Xuất khẩu uỷ thác: Bên cạnh đó Trung tâm cũng thực hiện phương thức xuất khẩu uỷ thác cho những doanh nghiệp không có năng lực xuất khẩu hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá theo hình thức này tại Trung tâm chiến khoảng 1,12%. Trung tâm làm trung gian xuất khẩu thay cho các doanh nghiệp những thủ tục cần thiết để xuất hàng với các thủ tục như: Ký hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với doanh nghiệp trong nước, ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng với bên nước ngoài… và hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất đã được thoả thuận.