7. Kết cấu luận văn
1.2.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
1.2.3.1. Khái niệm hệ thống tài khoản kế toán
Theo tác giả Nghiêm Văn Lợi (2008) trong giáo trình Nguyên lý kế toán nêu:
“Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Hệ thống tài khoản kế toán được dùng để phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế theo từng đối tượng kế toán” [12, tr.19]. Theo
quan
điểm này thì tổ chức hệ thống tài khoản kế toán đơn giản là tổ chức hệ thống phƣơng tiện để phản ánh sự biến động của các đối tƣợng hạch toán kế toán, trong đó nhấn mạnh đến phƣơng pháp ghi chép trên tài khoản.
Tài khoản kế toán phản ánh thƣờng xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp và các nguồn kinh phí khác; tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản khác ở đơn vị SN.
Tổ chức hệ thống tài khoản hay vận dụng phƣơng pháp tài khoản kế toán là một phƣơng pháp đặc trƣng của hạch toán kế toán nhằm hệ thống hóa thông tin kế toán.
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
1.2.3.2. Nội dung tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Các đơn vị sự nghiệp căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại
Thông tƣ số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính để lựa chọn tài
khoản kế toán áp dụng cho đơn vị. Căn cứ vào điều kiện thực tế đơn vị đƣợc bổ sung tài khoản kế toán trong các trƣờng hợp sau:
- Đƣợc bổ sung tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã đƣợc quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục 02) kèm theo Thông tƣ để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
- Trƣờng hợp bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã đƣợc quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục 02) kèm theo thông tƣ thì phải đƣợc Bộ tài chính chấp thuận trƣớc khi thực hiện.
Hệ thống tài khoản của đơn vị SN đƣợc xây dựng dựa vào bản chất, nội dung và nguyên tắc phân loại tài khoản nhằm phản ánh một cách thƣờng xuyên liên tục có hệ thống tình hình vận động của kinh phí và sử dụng kinh phí, do vậy nó đã đáp ứng đƣợc những yêu cầu cơ bản sau:
-Kiểm tra, kiểm soát đƣợc đầy đủ chính xác kịp thời về tình hình thu,
chi các quỹ NSNN, đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí cả
từng lĩnh vực, từng cơ quan hành chính và đơn vị SN.
-Phản ánh bao quát đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh của đơn vị trong từng ngành, lĩnh vực hoạt động, phù hợp với quy mô và mô hình tổ chức hoạt động của đơn vị.
- Đáp ứng đƣợc những yêu cầu xử lý và cung cấp thông tin thông qua các phƣơng tiện tính toán để cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý chức năng và Nhà nƣớc.
* Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở các đơn vị sự nghiệp cần phải tôn trọng các nguyên tắc sau:
- Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng phải đảm bảo bao quát đƣợc toàn bộ hoạt động về kinh tế, tài chính của đơn vị, cũng nhƣ quá trình quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nƣớc.
-Hệ thống tài khoản phải đƣợc vận dụng đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, kiểm soát, đáp ứng đƣợc yêu cầu đối tƣợng quản lý của đơn vị trong công tác quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí.
- Phản ánh ghi chép nội dung, kết cấu, phạm vi hạch toán trên các tài khoản kế toán phải đúng quy định, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực đối với từng đơn vị sự nghiệp, đảm bảo khoa học, thống nhất, với quy định của chế độ kế toán của Nhà nƣớc đã đƣợc ban hành.
- Vận dụng tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức trên máy vi tính phải đáp ứng đƣợc việc cung cấp và sử dụng thông tin một cách chính xác, kịp thời và phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán đã đƣợc ban hành.
(Hệ thống tài khoản kế toán đƣợc sử dụng tại các đơn vị sự nghiệp theo quy định đƣợc trình bày trong Phụ lục 1.2).