7. Kết cấu luận văn
2.2. Quản lý tài chính tại Trƣờng Cao đẳngViglacera
2.2.1. Nguồn thu của Nhà trường
Bao gồm:
* Ngân sách Nhà nƣớc cấp
Kinh phí Ngân sách Nhà nƣớc cấp hỗ trợ hoạt động thƣờng xuyên theo mức Bộ Xây dựng đã giao ổn định trong 03 năm và mỗi năm đƣợc tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tƣớng chính phủ quyết định. Hết thời hạn 03 năm, mức Ngân sách nhà nƣớc bảo đảm sẽ đƣợc tính lại cho phù hợp.
Kinh phí thực hiên các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc, cấp bộ, cấp ngành; Chƣơng trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
*Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Nhà trƣờng
Nguồn thu từ học phí, lệ phí tuyển sinh của học sinh; Thu tiến học để tổ chức triển khai đối với hoạt động liên kết đào tạo.
Trƣờng hợp nhà nƣớc có thẩm quyền quy định khung mức thu, Nhà trƣờng sẽ căn cứ nhu cầu chi phục vụ hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tƣợng nhƣng không vƣợt quá khung mức thu do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định.
-Nguồn thu từ các hợp đồng kinh doanh, dịch vụ, hoạt động sự nghiệp có thu: + Từ Hợp đồng đào tạo.
+ Từ cho thuê văn phòng, lớp học, ký túc
xá + Từ lãi tiền gửi ngân hàng.
Mức thu từ các hoạt động này do hiệu trƣởng Nhà trƣờng quyết định, theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy.
*Nguồn thu khác theo quy định
- Kinh phí hỗ trợ của cấp trên.
- Các khoản thu khác: Nấu ăn cho học sinh - sinh viên, tiền điện...
2.2.2. Nội dung chi
Căn cứ vào các nguồn thu trên, Nhà trƣờng lập kế hoạch chi tƣơng ứng với các nguồn thu, cụ thể nhƣ sau:
*Chi từ nguồn kinh phí NSNN nƣớc cấp
Chi từ nguồn kinh phí do NSNN cấp hỗ trợ để thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên theo chức năng nhiệm vụ nhƣ: Chi lƣơng và các khoản đóng góp theo lƣơng, công tác phí, tiền điện, tiền nƣớc, tiền điện thoại, thuê giáo viên và chi hoạt động nghiệp vụ thƣờng xuyên...
Mức chi đƣợc quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trƣờng đối với từng hoạt động trong phạm vi nguồn thu đƣợc sử dụng và công khai thực hiện trong Nhà trƣờng.
Quy chế tài chính và chi tiêu nội bộ là căn cứ để Hiệu trƣởng Nhà trƣờng điều hành việc sử dụng, quyết toán kinh phí từ ngân sách và nguồn thu sự nghiệp của Nhà trƣờng, là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan chức năng thực hiện kiểm soát chi.
- Chi từ ngân sách cấp phát của NSNN để triển khai nghiên cứu các đề tài, dự án khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh tế, chƣơng trình mục tiêu... theo dự toán đƣợc Bộ Xây dựng, Tổng cục Dạy nghề phê duyệt.
-Chi từ nguồn cấp phát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và các nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ và xây dựng thuộc vốn ngân sách Nhà nƣớc phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tƣ và xây dựng:
+ Chi cho công tác chuẩn bị đầu tƣ.
+ Chi cho việc đầu tƣ xây dựng gồm: Xây lắp, thiết bị và chi phí khác. + Chi phí sửa chữa, nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất, trang bị máy móc
thiết bị và cải tạo những tài sản nhằm thƣc hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
* Chi từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp
- Chi thực hiện các hợp đồng kinh doanh, dịch vụ, hoạt động sự nghiệp có thu, bao gồm:
+ Tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp tạo ra khối lƣợng dịch vụ, năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động có thu, tiền lƣơng và thu nhập phải cây sựng trong Quy chế chi tiêu nội bộ. Việc chi lƣơng và thu nhập phải đƣợc thể hiện vào sổ lƣơng và các hợp đồng lao động trả theo chế độ hiện hành.
+ Chi các khoản đóng góp theo lƣơng nhƣ: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,
Kinh phí công đoàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia hoạt động sự nghiệp
có thu.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực, hàng hóa thực tế sử dụng vào quá trình hoạt động kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến doanh thu của hoạt động có thu. Chi phí này phải theo định mức tiêu hao và phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
+Khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động kinh doanh. dịch vụ theo quy định hiện hành.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện, nƣớc, điên thoại, sửa chữa TSCĐ, thuê tài sản cố định và các dịch vụ ký thuật phục vụ trực tiếp cho hoạt động có thu.
+ Chi phí quản lý hành chính: Chi phí công tác phí, hội thảo hội họp... cho hoạt động thƣờng xuyên của hoat động kinh doanh, dịch vụ.
+ Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến, đào tạo lao động theo chế độ quy định.
+Chi phí tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của hoạt động có thu.
+Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại có liên quan đến hoạt động có thu tối đa theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định có liên quan đến hoạt động có thu của Nhà trƣờng.
+Chi phí lãi vay cho các tổ chức tín dụng, cá nhân (nếu có) theo lãi suất thực tế, nhƣng tối đa không quá tỷ lệ lãi suất cho vay cao nhất của Ngân hàng thƣơng mại công bố tại thời điểm ký hợp đồng vay.
+Các khoản chi phí hợp lý khác.
- Nội dung các khoản chi từ nguồn học phí về đào tạo bao gồm:
+ Chi tăng cƣờng cơ sở vật chất, phục vụ giảng dạy hoc tập nhƣ: Sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất hiện có, xây dựng các phòng học, phòng thí nghiệm, xƣởng thực tập, thƣ viện, ký túc xá học sinh, sinh viên, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, thuê mƣớn cơ sở vật chất.
+Chi cho các hoạt động chuyên môn: Giảng dạy( bao gồm cả thêm giờ cho giáo viên, thuê giảng viên), học tập, phục vụ dạy học hội nghị, hội thảo, tổ chức thi tuyển sinh và thi tốt nghiệp.
+Chi thù lao giáo viên giảng dạy, thỉnh giảng và chi tiền lƣơng cho lao động hợp đồng.
+Chi đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên nhà trƣờng.
+ Chi thực hiện ché độ miễn, giảm cho các đối tƣợng chính sách - xã hội theo quy định Nhà nƣớc.
+ Chi cho công tác quản lý, thanh toán các dịch vụ công cộng (tiền điện, nƣớc, vệ sinh môi trƣờng).
+Chi hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học
+Chi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài phối hợp tổ chức các hoạt động giảng dạy.
*Chi từ các nguồn thu khác theo quy định
- Chi từ nguồn thu do cấp trên hỗ trợ cho hoạt đông chung của Nhà trƣờng
- Chi từ nguồn kinh phí tài trợ, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân.
- Chi trả lãi vay của các tổ chức tín dụng, cán bộ, nhân viên (nếu có)
- Chi khác (nếu có)