7. Kết cấu luận văn
1.2.6. Tổ chức kiểm tra kế toán
1.2.6.1. Khái niệm tổ chức kiểm tra kế toán
Theo Điều 4, Khoản 10 Luật Kế toán qui định: “Kiểm tra kế toán là việc xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán”. Nhƣ vậy, kiểm tra kế toán chính là việc đánh giá hiệu
quả của tổ chức CTKT trong các đơn vị SN [13].
1.2.6.2. Nội dung tổ chức kiểm tra kế toán
Theo Điều 35, Luật Kế toán quy định: Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền và không quá một lần kiểm tra cùng
một nội dung trong một năm. Việc kiểm tra kế toán chỉ đƣợc thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật [13].
Theo Điều 36, Luật Kế toán: Nội dung kiểm tra kế toán phải đƣợc xác
định trong quyết định kiểm tra [13]. Nội dung kiểm tra kế toán gồm:
- Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán;
- Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và ngƣời làm kế toán; Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán;
Kết quả kiểm tra kế toán đánh giá những tồn tại, nguyên nhân và đƣa ra phƣơng hƣớng khắc phục, giúp các đơn vị rút kinh nghiệm và nâng cao chất lƣợng công tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị.
Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán là công việc có tính chất thƣờng xuyên nhằm:
-Đảm bảo quá trình cung cấp, thu nhận và xử lý thông tin đƣợc đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời trong quá trình quản lý và sử dụng vật tƣ tài sản, các nguồn kinh phí của đơn vị SN.
- Đánh giá tình hình triển khai chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị theo quy định của pháp luật về NSNN, tình hình chấp hành công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị.
- Đánh giá chất lƣợng hoạt động, tình hình chấp hành cơ chế chính sách và quản lý các khoản thu, chi tài chính, quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn, sử dụng quỹ lƣơng, quỹ thƣởng, các quỹ của cơ quan và công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản trong đơn vị.
-Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã đƣợc phân cấp. Đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đƣa ra phƣơng hƣớng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cƣờng công tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị.
Để đảm bảo cho quá trình kiểm tra có hiệu quả thì cần phải tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
- Kiểm tra việc lập, thu thập, xử lý chứng từ kế toán; Kiểm tra việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán;
- Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính, phân tích, nộp và sử dụng báo cáo
tài chính;
- Kiểm tra việc thực hiện kiểm kê tài sản thƣờng xuyên hoặc đột xuất theo quy định của Nhà nƣớc, việc thực hiện lƣu trữ hồ sơ tài liệu kế toán;
- Đối với các đơn vị phải kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật;
-Kiểm tra việc tổ chức bộ máy, phân công công việc và lề lối làm việc, đánh giá tính hợp lý của việc bố trí, sử dụng cán bộ, quan hệ công tác và mối quan hệ giữa các cá nhân và bộ phận;
- Kiểm tra việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng và bố trí kế toán trƣởng, cán bộ, viên chức tài chính, kế toán;
- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách tài chính của Nhà nƣớc đã đƣợc quy định.
Tiểu kết chƣơng 1
Nội dung chƣơng 1 giúp ngƣời đọc nắm đƣợc cơ sở lý luận về tổ chức
kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, yêu cầu, nguyên tắc tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp có thu và các nội dung tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp có thu. Trên cơ sở chế độ kế toán hiện hành, cùng với lý luận nêu trên sẽ là cơ sở cho việc vận dụng đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Trƣờng Cao đẳng Viglacera ở chƣơng 2.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG VIGLACERA 2.1. Tổng quan về Trƣờng Cao đẳng Viglacera
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Viglacera Trƣờng Cao đẳng Viglacera trực thuộc Tổng công ty; chịu sự quản lý nhà nƣớc về dạy nghề của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh; hoạt động theo Điều lệ Trƣờng
Viglacera và quy định của pháp luật về dạy nghề.
Tên đầy đủ bằng Tiếng việt: Trƣờng Cao đẳng Viglacera Tên giao dịch quốc tế: Viglacera College (VVC)
Bộ chủ quản: Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội
Trụ sở chính: KĐT Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh Số điện thoại: 022.23.884.588
Fax: 022.23.884.586 Webside: Viglacera.edu.vn
Vào những năm 1970, khi chiến tranh Việt Nam còn đang khốc liệt, Ban kiến thiết 9 do Bộ Kiến trúc thành lập đƣợc giao rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc tổ chức đào tạo một lực lƣợng cán bộ, công nhân phục vụ sản xuất cho các Nhà máy gạch Từ Liêm, Thanh Hóa và Phổ Yên. Đây là những nhà máy đầu tiên do Việt Nam chế tạo và xây dựng theo mẫu mã thiết bị của Liên Xô cũ và thiết kế của Triều Tiên tài trợ với chủ yếu là những hệ thống
nung Lò vòng 300-400 khoang đốt và máy đùn gạch đƣờng kính 500mm.
Trong bối cảnh đó, năm 1973, Trƣờng Công nhân kỹ thuật gạch ngói Phổ Yên ra đời – đó là cái tên đầu tiên của Trƣờng Cao đẳng nghề Viglacera, đƣợc xây dựng ngay cạnh Nhà máy gạch Phổ Yên, tại xã Trung Thành, huyện Phổ Yên, Tỉnh Bắc Thái, là một trong những đơn vị đầu tiên đào tạo công nhân sản xuất gạch ngói và kỹ thuật xây dựng trực thuộc Bộ xây dựng, theo quyết định thành lập của Bộ trƣởng Bộ Kiến trúc. Trƣờng có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sản xuất cho tất cả các Nhà máy gạch ngói trên lãnh thổ Miền Bắc và Trung Việt Nam. Ngƣời Hiệu trƣởng đầu tiên là Cụ Nguyễn Võ Giang, ông Trần Bài làm Phó Hiệu trƣởng.
Thời k đó, Nhà trƣờng có một hệ thống nhà xƣởng bao gồm cả lò đứng và lò vòng dành cho học sinh thực tập sản xuất. Những Khóa học đầu tiên ra trƣờng là lớp cán bộ công nhân viên gia nhập sản xuất tại các Nhà máy Từ Liêm, Thanh Hóa và Phổ Yên, đồng thời nhà trƣờng còn đào tạo cho các Nhà máy gạch Tân Xuyên và Cao Ngạn.
Năm 1974, Bộ xây dựng ký quyết định thành lập Công ty gạch ngói sành sứ Xây dựng (tên khai sinh của Viglacera) và bổ nhiệm Cụ Hoàng Xuyên là Ngƣời Giám đốc đầu tiên.
Năm 1976, Bộ xây dựng chính thức chuyển giao Trƣờng Công nhân kỹ thuật Gạch ngói Phổ Yên cho Công ty Gạch ngói sành sứ xây dựng quản lý, do cụ Nguyễn Ngọc Ấn làm hiệu trƣởng, các Phó hiệu trƣởng: phụ trách Đào tạo sản xuất là Cụ Mai Văn Thái, phụ trách Tổ chức đời sống là Cụ Vũ Văn Khƣơng. Có thể nói, thời điểm này, đất nƣớc mới giải phóng, đây là thời k khó khăn nhất về đời sống và vật chất, hơn nữa đây là thời điểm mà nhu cầu đào tạo rất lớn để có một lực lƣợng lao động tái thiết đất nƣớc. Trƣờng đã đào tạo ra nhiều lớp công nhân kỹ thuật phục vụ cho toàn bộ hoạt động sản xuất của Công ty cũng nhƣ Bộ xây dựng.
Năm 1978, Cụ Nguyễn Trung đƣợc bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty Gạch ngói sành sứ xây dựng.
Năm 1980, Nhà trƣờng do ông Chu Danh Bịu làm quyền Hiệu trƣởng
và phụ trách đào tạo sản xuất.
Năm 1979, Công ty gạch ngói sành sứ trở thành Liên hiệp các Xí nghiệp gạch ngói và sành sứ xây dựng (sau khi tiếp quản thêm Công ty Vật liệu xây dựng số 1 của miền Nam), do Cụ Nguyễn Trung làm Tổng giám đốc.
Tháng 4 năm 1980, ông Nguyễn Thanh Hùng đƣợc bổ nhiệm làm Hiệu trƣởng ; ông Lƣu Thái Hữu làm Phó hiệu trƣởng phụ trách Đào tạo sản xuất.
Cùng năm 1980, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo tại địa bàn Hà Nội, Trƣờng công nhân gạch ngói Phổ Yên đã thành lập thêm một phân hiệu đặt tên là Cơ sở đào tạo Từ Liêm (Đại Mỗ) với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu về khoa học kỹ thuật sản xuất vật liệu xây dựng gốm và sành sứ. Cơ sở đào tạo do ông Vũ Tiến Thành và ông Trịnh Huy Lãm quản lý điều hành.
Năm 1987, Ông Trần Ngọc Quang đƣợc bộ nhiệm làm Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp Gạch ngói sành sứ xây dựng.
Cho đến năm 1989, khi Nhà máy gạch Phổ Yên dừng hoạt động, Trƣờng
Công nhân Gạch ngói Phổ Yên tại Bắc Thái đã hoàn thành nhiệm vụ đào tạo và
bàn giao toàn bộ cơ sở vật chất cho Sở xây dựng của Tỉnh Bắc Thái. Hai khóa cuối cùng đƣợc đào tạo tại Phổ Yên là K12 và K13 chuyên ngành cơ khí và sản xuất kính xây dựng cung cấp nhân lực cho Ban Kiến thiết Nhà máy Kính Đáp Cầu của Liên hiệp, để cho đến năm 1990, sản phẩm m2 kính xây dựng đầu tiên do Việt Nam sản xuất đƣợc ra lò tại Nhà máy kính Đáp Cầu, Bắc Ninh.
Từ đó, mọi hoạt động đào tạo của Trƣờng Phổ Yên đƣợc tập trung về cơ sở đào tạo Từ Liêm (Đại Mỗ - Hà Nội). Nhà trƣờng tăng cƣờng công tác đào tạo trực tiếp tại các đơn vị sản xuất trực thuộc Liên Hiệp, đồng thời liên kết đào tạo với Trƣờng Trung cấp Xây dựng số 4 tại Xuân Hòa, lúc ấy trƣởng phòng đào tạo của Trƣờng trung cấp Xây dựng số 4 là ông Đinh Quang Huy, sau này trở thành Tổng giám đốc Viglacera thời k 1995-2005.
Năm 1993, Liên hiệp chuyển mình sang mô hình Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng với tên gọi tắt là Tổng công ty Viglacera.
Năm 1998, Bộ Xây dựng ra quyết định thành lập trƣờng với tên gọi mới là Trƣờng đào tạo công nhân và bồi dƣỡng cán bộ vật liệu xây dựng. Trƣờng đặt cơ sở tại 92 Vĩnh Phúc, do ông Vũ Tiến Thành làm Hiệu trƣởng và ông Phạm Nhƣ Thƣớc (nay là Chánh thanh tra Tổng công ty) làm Phó hiệu trƣởng. Năm 2005, Trƣờng đƣợc nâng cấp thành Trƣờng trung cấp nghề Viglacera. Hiệu trƣởng là ông Ngô Thế Thắng, Phó hiệu trƣởng là ông Nguyễn Ngọc Hiên và ông Nguyễn Văn Bình.
Năm 2009, chính thức trở thành Trƣờng Cao đẳng nghề Viglacera Năm 2017, chính thức trở thành Trƣờng Cao đẳng Viglacera
2.1.2. Đặc điểm và mô hình tổ chức, quản lý của Trường Cao đẳng Viglacera
2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động
Trƣờng Cao đẳng Viglacera hoạt động theo Điều lệ của Tổng công ty
- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nhằm trang bị cho ngƣời học năng lực thực hành, thuần thục kỹ năng nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng lao động và xã hội.
- Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công nhân của Tổng công ty để nâng cao trình độ và nâng bậc.
-Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chƣơng trình, giáo trình, học liệu giảng dạy đối với ngành nghề đƣợc phép đào tạo.
-Xây dựng kế hoạch tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh.
- Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.
-Tƣ vấn giáo dục nghề nghiệp, tƣ vấn việc làm miễn phí cho ngƣời học nghề.
-Tổ chức cho ngƣời học tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp.
-Đƣa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nƣớc mà ngƣời lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chƣơng trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.
- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trƣờng Viglacera đủ về số lƣợng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.
-Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình ngƣời học nghề trong hoạt động dạy nghề.
- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và ngƣời học nghề tham gia hoạt động xã hội.
-Liên kết với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, các cơ sở đào tạo nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào giảng dạy và hoạt động tài chính.
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của Trƣờng Viglacera theo quy định của pháp luật.
-Thực hiện chế độ báo cáo định k , và đột xuất theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ do Tổng công ty giao phù hợp với quy định của pháp luật.
* Lĩnh vực đào tạo: từ khi xây dựng và trƣởng thành Trƣờng Cao đẳng Viglacera đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho nền kinh tế của đất nƣớc. Các ngành nghề đào tạo của Trƣờng Cao đẳng Viglacera gồm: Cao đẳng (15 ngành); trung cấp (11 ngành); Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo nâng cao; Đào tạo hợp tác quốc tế
* Nghiên cứu khoa học: hằng năm trƣờng tiến hành lập kế hoạch và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp bộ và cấp nhà nƣớc. Trƣờng tiến hành nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, tham gia tƣ vấn cho việc hoạch định chính sách của Đảng và nhà nƣớc và cải thiện quá trình hoạt động của nhiều tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Trƣờng còn tổ chức cho cán bộ giảng viên và sinh viên tham gia các hội thảo khoa học trong nƣớc và quốc tế. Các hoạt động này nhằm gắn kết giữa lý thuyết và thực tế, nâng cao trình độ cho giảng viên, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên để từng bƣớc hội nhập với khu vực và quốc tế về lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên vấn đề quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học tại trƣờng đó chính là nguồn tài chính. Nguồn tài chính của trƣờng tuy có tăng theo từng năm song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nghiên cứu của giảng viên cũng nhƣ là sinh viên.
-Hội đồng Trƣờng Cao đẳng Viglacera là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phƣơng hƣớng hoạt động của Trƣờng Cao đẳng Viglacera, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực của Trƣờng Cao đẳng Viglacera, bảo đảm thực hiện mục tiêu dạy nghề. Hội đồng Trƣờng Cao đẳng Viglacera có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Quyết nghị về phƣơng hƣớng, mục tiêu, chiến lƣợc, quy hoạch, các dự án và kế hoạch phát triển của Trƣờng Cao đẳng Viglacera trình Tổng công ty phê duyệt;