III. Cấp phường xã
3.3.3. Một số giải pháp có tính bổ trợ
Một là, Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển
1. Chỉ đạo quyết liệt, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về vốn, về cơ chế, thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế, nhất là các mặt hàng thiết yếu, sản phẩm lợi thế của địa phương, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương.
2. Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư nhằm huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế, lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để có chính sách khuyến khích phù hợp;
3. Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch đất đai, tổ chức đấu giá công khai quỹ đất để tăng nguồn lực đầu tư phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng, các công trình tái định cư.
Hai là, Tăng cường hơn nữa công tác quản lý điều hành và sử dụng nguồn vốn NSNN
1. Tổ chức tuyên truyền và triển khai thực hiện tốt các chính sách pháp luật về thuế, đẩy mạnh các biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại, đẩy mạnh xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng thuế, tăng cuờng công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc quyết toán thuế, thực hiện thu nộp vào NSNN đầy đủ kịp thời.
2. Đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo thông qua các chương trình, dự án của địa phương, tập trung đầu tư cho các quận, huyện, xã, thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao, điều kiện phát triển khó khăn; đẩy mạnh hoạt động cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay giải quyết việc làm, ưu tiên phát triển giáo dục - đào tạo - dạy nghề, nâng cao dân trí vùng nông thôn, tăng cường công tác bảo vệ sức khoẻ cho người dân.
3. Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình của những ngành, lĩnh vực có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, đảm bảo hiệu quả đầu tư, phù hợp với khả năng ngân sách, chống đầu tư dàn trải và hạn chế nợ đọng.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm lành mạnh hoá nền tài chính, đi liền với cải cách hành chính nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong thừa hành nhiệm vụ, công khai rộng rãi, minh bạch hoá dự toán ngân sách các cấp, dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách và các đơn vị được ngân sách hỗ trợ.
Ba là, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước.
1. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá các thủ tục trong các lĩnh vực có liên quan đến doanh nghiệp và người dân. Thực hiện tốt cơ chế một dấu - một cửa trong việc xử lý các công việc, tăng cường hiệu quả quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân.
2. Xây dựng mô hình quản lý thu thuế phù hợp, tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý của các cấp chính quyền ở địa phương, tăng cường quyền giám sát của các tổ chức đoàn thể xã hội, người lao động và nhân dân, và sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành, các đơn vị liên quan trong công tác quản lý thuế
3. Tăng cường và nâng cao chất lượng dự báo, phương pháp dự báo, đánh giá tác động kinh tế vĩ mô và tác động từ bên ngoài đến kinh tế địa phương để kịp thời có phương án đối phó, hạn chế thấp nhất các tác động xấu mang lại