Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực

Một phần của tài liệu phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi nsnn trên địa bàn thành phố đà nẵng, thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 32)

Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GDP, giá so sánh 1994) giữ được đà tăng trưởng (ước tăng 13%) song vẫn thấp so với kế hoạch đề ra (13,5 – 14,5%). Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 94) năm 2011 ước đạt 14.855 tỷ động, đạt 100% kế hoạch, tăng 14% so với năm 2010; trong đó công nghiệp trung ương tăng 9,9%, công nghiệp địa phương tăng 17,2%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,1%. Một số sản phẩm tăng trưởng khá về sản lượng so với năm 2010 như: thép xây dựng (73,3%). Gạch ceramic (26,5%), quần áo may sẵn (18,9%), bia các l;oại (17,5%), cao su thành phẩm (16,4%), động cơ siêu nhỏ (15,2%), đồ chơi trẻ em (14,1%), xi măng (13,6%)…

Giá trị sản xuất thủy sản – nông – lâm ước đạt 639 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 4,5% so với năm 2010, trong đó: thủy sản tăng 7,9%, nông nghiệp giảm 3% và lâm nghiệp tăng 10,7%.

Sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 35.620 tấn, đạt 101,5%, giảm 1,3% so với năm 2010, trong đó: hải sản ước đạt 34.500 tấn, đạt 101,5% kế hoạch, giảm 1,4% song do tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao nên vẫn đảm bảo được tốc độ tăng giá trị sản xuất.

Chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của thành phố thông qua việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, tiếp cận đất đai; ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư; triển khai các chưong trình hỗ trợ doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh… đã huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, khuyến khích người dân và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Đến cuối năm 2009, thành phố có trên 11.800 doanh nghiệp dân doanh, tổng vốn đăng ký đạt 28,5 ngàn tỷ đồng và 164 dự án FDI, tổng vốn đầu tư 2,62 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện ước đạt 1,29 tỷ USD, chiếm 49,2% tổng vốn đầu tư với 96 dự án đã đi vào hoạt động, từ đó tạo nên những giá trị gia tăng mới cho nền kinh tế thành phố phát triển lâu dài và bền vững.

Việc chuyển đổi cơ cấu lao động là một bước tiến bộ trong phân bổ nguồn lực lao động xã hội nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết quả của việc chuyển dịch hoạt động nông nghiệp sang các ngành khác đã làm cho lao động trong nông nghiệp giảm xuống còn 9,63% trong tổng số lao động có việc làm trong năm 2008 so với mức 33% năm 2009, lao động trong nhóm ngành công nghiệp tăng từ 29,8% lên 33,52%, lao động trong nhóm ngành dịch vụ tăng từ 37,2% lên 57,01% năm 2008.

Một phần của tài liệu phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi nsnn trên địa bàn thành phố đà nẵng, thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w