Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã, phường:

Một phần của tài liệu phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi nsnn trên địa bàn thành phố đà nẵng, thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 47)

+ Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, kinh tế xã, phường hội của xã, phường từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã, phường quyết định đưa vào ngân sách xã, phường quản lý; Chi hỗ trợ giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương trường học, trạm y tế và chi trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

+ Chi thường xuyên: Chi hoạt dộng của các cơ quan nhà nước ở xã, phường; Kinh phí hoạt động của các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở xã, phường; Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã, phường và các đối tượng khác theo chế độ quy định; Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã, phường hội: Công tác xã, phường hội và hoạt động văn hóa, thông tin, truyền thanh, thể dục thể thao do xã, phường quản lý: Hỗ trợ các lớp bổ túc: văn hôa, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, phường quản lý (Riêng với phường do ngân sách phường chi), trung tâm học tập cộng đồng; Chi sự nghiệp y tế xã, phường; Chi sửa chữa cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã, phường quản lý; Hoạt động phí cho các chức danh ở xã, phường và ở thôn; bản, cụm dân cư theo quy định của UBND thành phố; Chi thường xuyên khác ở xã, phường theo quy định của pháp luật.

2.2.1.3. Kết quả thực hiện qua các năm thời kỳ ổn định 2004-2006

Kết quả thu NSNN hàng năm trên từng lĩnh vực được thể hiện trong bảng 2.5:

Bảng 2.5: Tổng hợp thu NSNN theo từng lĩnh vực thời kỳ 2004-2006:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Nội dung Năm

2004 Năm Năm 2005 Năm 2006 Tỷ lệ 05/04 Tỷ lệ 06/04 Tỷ lệ 06/05 A Thu NSNN trên địa bàn 475,5 604,7 834,6 127,17% 175,5% 138%

I Thu nội địa 406,1 500 710,7 123,1% 175% 142,1%

II Thuế XNK 0 0,092 0,457

Qua bảng số liệu ta thấy: Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trong thời kỳ ổn định ngân sách 2004-2006 phản ánh thu NSNN trên địa bàn hàng năm có tốc độ tăng khá, năm 2005 tăng 27%; năm 2006 tăng 38%. Điều này đồng nghĩa với nguồn thu NSĐP được hưởng hàng năm cũng được tăng lên, tạo điều kiện cho địa phương có thêm nguồn kinh phí để bố trí cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã, phường hội.

Thu nội địa hàng năm cũng tăng lên, nếu năm 2005 tăng 23% thì năm 2006 đã tăng tới 42%. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu lại rất thấp, có thể nói thời kỳ 2004-2006 thu từ thuế XNK của thành phố hầu như không đáng kể.

Tỷ trọng thu ngân sách các cấp so với tổng thu NSĐP được thể hiện ở bảng 2.6:

Bảng 2.6. Tỷ trọng thu ngân sách các cấp giai đoạn 2004-2006

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Thu NSĐP 1.557,4 1.979,9 2.456,3

Thu ngân sách cấp thành phố 764,3 965,5 1.190,7

Tỷ trọng so tổng thu NSĐP 49% 48,8% 48,5%

Thu ngân sách cấp quận, huyện 551 726,1 914,1

Tỷ trọng so tổng thu NSĐP 35,4% 36,7% 37,2%

Thu ngân sách cấp xã, phường 242,1 288,3 351,5

Tỷ trọng so tổng thu NSĐP 15,6% 14,5% 14,3% Nguồn: Sở Tài chính TP Đà Nẵng

Qua biểu số liệu 2.6 ta thấy: Căn cứ kết quả thực hiện qua các năm, nguồn thu ngân sách cấp thành phố được hưởng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách địa phương (48,8%); nguồn thu ngân sách cấp quận, huyện, ngân sách cấp xã, phường được hưởng ở mức thấp hơn (ngân sách cấp quận, huyện 35,4 - 37,2%; ngân sách cấp xã, phường 14,3 - 15,6%) so tổng thu ngân sách địa phương được hưởng.

Về chi ngân sách địa phương, hàng năm đã được tăng lên đáng kể. Số liệu thể hiện ở bảng 2.7:

Bảng 2.7. Tổng hợp chi ngân sách địa phương 2004-2006:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Nội dung Năm

2004 Năm Năm 2005 Năm 2006 Tỷ lệ 05/04 Tỷ lệ 06/04 Tỷ lệ 06/05

Tổng chi NSĐP 1.476,7 1.936,7 2.410,8 131,15% 163,3% 124,5%

1 Chi đầu tư phát triển 383,1 497,4 549,6 129,8% 143,5% 110,5% 2 Chi trả nợ gốc, lãi vay 20,9 11,8 36,3 56,5% 173,7% 307,6% 3 Chi thường xuyên 889,5 1.088,6 1.330,9 122,4% 149,6% 122,2%

4 Chi bổ sung quỹ dự trữ 1,2 1,2 1,2 100% 100% 100%

5 Chi chuyển nguồn 64,6 163,3 300,9 252,8% 465,8% 184,3% 6 Chương trình mục tiêu 2,5 66,6 63,5

Nguồn: Sở Tài chính TP Đà Nẵng

Bảng 2.7 cho thấy chi ngân sách địa phương hàng năm đều tăng, năm 2005 chi NSĐP tăng 31,15%, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 29,8%, chi thường xuyên tăng 22,4%; năm 2006 chi NSĐP tăng 24,5%, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 10,5%, chi thường xuyên tăng 22,2%. Đặc biệt tỷ lệ chi chuyển nguồn hàng năm tăng rất cao.

Tuy nhiên khi xét đến tỷ trọng, quy mô từng cấp ngân sách thì nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp thành phố vẫn là chủ yếu, hàng năm chiếm trung bình khoảng 50% so với tổng chi NSĐP, chi ngân sách cấp quận, huyện hàng năm chiếm trung bình khoảng 36,3% tổng chi NSĐP, còn lại là chi ngân sách cấp xã, phường (chiếm 13,7%). Tỷ trọng chi ngân sách các cấp thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Tỷ trọng chi ngân sách các cấp thời kỳ 2004-2006

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng chi NSĐP 1.476,7 1.936,7 2.410,8

Chi ngân sách cấp thành phố 758,5 964,3 1.183

Tỷ trọng so tổng chi NSĐP 51,3% 49,8% 49%

Chi ngân sách cấp quận, huyện 510,7 715 902

Tỷ trọng so tổng chi NSĐP 34,6% 36,9% 37,4%

Chi ngân sách cấp xã, phường 207,5 257,4 325,8

Tỷ trọng so tổng chi NSĐP 14,1% 13,3% 13,5%

Nguồn: Sở Tài chính TP Đà Nẵng

2.2.2. Thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2011

2.2.1.1. Hệ thống văn bản về chế độ chính sách của địa phương

Một phần của tài liệu phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi nsnn trên địa bàn thành phố đà nẵng, thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w