PHƯƠNG THỨC HÌNH THAØNH LỐI SỐNG CÓ VĂN HÓA CHO CÁC NHÓM XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã Hội Học Lối Sống (Trang 58 - 63)

XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

Lối sống thể hiện trước hết là tổng thể các nét căn bản trong hoạt động của con người. Mà động cơ thúc đẩy con người hành động theo một kiểu nhất định là nhu cầu, lợi ích, giá trị. Đồng thời, hành động luôn được thực hiện trong những điều kiện nhất định. Do đó, để xây dựng lối sống có văn hóa cho các nhóm xã hội cần giải quyết một số vấn đề sau đây.

2.1. Xây dựng hệ thống các động lực của hành động.

- Nhu cầu là những mong muốn, đòi hỏi của con người đối với môi trường tự nhiên, xã hội để bảo đảm sự tồn tại, phát triển cuộc sống.

Nhu cầu có tính lịch sử, cụ thể và thường xuyên tăng lên.

-Nhu cầu có nhiều loại. Nếu phân loại theo đặc điểm chủ thể thì có hai nhóm nhu cầu chính : nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân.

Nhu cầu xã hội, đó là những đòi hỏi của xã hội hay giai cấp, bộc lộ những nhu cầu khái quát chung của phần lớn các thành viên trong xã hội. Nhu cầu xã hội là xung lực thúc đẩy những hành động xã hội của quần chúng đông đảo.

Nhu cầu cá nhân là nền tảng, động cơ thúc đẩy ổn định nhất, là những hoài vọng sống gắn với bản tính tự nhiên của con người, với sự cần thiết duy trì hoạt động sống của cơ thể và phát triển nhân cách.

Nếu phân loại theo nội dung, nhu cầu có các loại : nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội ; nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.

Nhu cầu sinh học bao gồm : nhu cầu tự bảo vệ về an ninh; về tránh sự đau đớn; nhu cầu về sự ấm áp, ăn uống, nghỉ ngơi, đi lại và vận động; nhu cầu làm cha làm mẹ, chăm sóc con cái và cha mẹ, sự âu yếm dịu dàng; giải trí…

Nhu cầu mang tính xã hội bao gồm : nhu cầu tự biểu hiện; về lao động, về hành động chung, về sự hòa đồng với mọi người trong một nhóm nhất định; cảm giác về ý nghĩa của mình đối với người khác; nhu cầu bình đẳng tự do xã hội, sự đua tranh, giành vị trí dẫn đầu về tự khẳng định; sự công nhận, tôn trọng của những người xung quanh, về lòng tự trọng; về giao tiếp tinh thần với người khác, về tình bạn, tình đồng chí; về hôn nhân và gia đình; về sự thành đạt…

Nhu cầu vật chất bao gồm nhu cầu về sự dinh dưỡng, quần áo, nhà cửa, phương tiện sinh hoạt…

Nhu cầu tinh thần bao gồm nhu cầu về thông tin nhận thức, nhu cầu vận động tinh thần phát triển thế giới quan, tìm hiểu thế giới về chính trị

– xã hội và tìm hiểu mình với tư cách là một nhân cách, nhu cầu về tình cảm về thẩm mỹ…

Trong đời sống có những loại nhu cầu giả hay còn gọi là nhu cầu không hợp lý, không lành mạnh như nhu cầu về rượu, ma túy, mê tín…

Trong các loại nhu cầu trên, nhu cầu của các nhóm khác nhau sẽ không giống nhau.

- Khi nghiên cứu xã hội học về vai trò của nhu cầu trong quá trình xây dựng lối sống có văn hóa cần chú ý :

Thứ nhất, phải định tính, định lượng hóa các loại nhu cầu. Vì không định tính và định lượng được thì cũng không thể định hướng cụ thể cho việc xây dựng lối sống có văn hóa được.

Thứ hai, phải xác định giới hạn hợp lý của nhu cầu trong mối quan hệ với điều kiện khách quan, xây dựng và đẩy mạnh giáo dục văn hóa tiêu dùng, bảo đảm tiêu dùng hợp lý. Chống 2 thái cực : khắc khổ, bình quân và thói tiêu xài vô hạn độ.

Thứ ba, cần nghiên cứu những vấn đề có tính qui luật của quá trình xã hội hóa nhu cầu. Đặc biệt là quá trình biến lao động thành nhu cầu sống còn thiết yếu đầu tiên đối với con người.

2.1.2 Xây dựng hệ thống các lợi ích.

- Lợi ích là nguyên nhân xã hội hiện thực của các hành động và sự kiện xã hội. Lợi ích thường đứng sau những ý muốn, nguyên cớ, dự định và tư tưởng trực tiếp. Mà tất cả những điều đó đang tham gia vào các hành động của cá nhân, nhóm xã hội và giai cấp.

- Lợi ích có nhiều loại như lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích tinh thần, lợi ích sinh thái…

- Yêu cầu cơ bản khi nghiên cứu xã hội học về vai trò của lợi ích đối với quá trình hình thành lối sống có văn hóa :

hành động con người. Tuyệt đối hóa một lợi ích, tách rời nó với những lợi ích khác sẽ không xây dựng được lối sống có văn hóa.

Thứ hai, phải nghiên cứu phát hiện những mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhóm xã hội, giữa từng nhóm với toàn xã hội để tìm cách giải quyết kịp thời. Cần đặc biệt chú ý mâu thuẫn về lợi ích giữa các tập thể lao động, giữa tập thể lao động với xã hội. Phải xây dựng một cơ chế xã hội để kiểm tra kiểm soát các lợi ích.

2.1.3. Xây dựng hệ chuẩn mực giá trị của lối sống.

Xét cho cùng thì sự phát triển và tích lũy các giá trị văn hóa là kết quả bền vững nhất mang tính chất nền tảng nhất của tiến bộ xã hội. Do đó có thể coi giá trị của lối sống chính là các giá trị văn hóa.

Giá trị văn hóa là tất cả những gì góp phần thúc đẩy sự phát triển năng lực sản xuất của cá nhân và xã hội, thúc đẩy hoạt động tích cực của cá nhân và của xã hội trên lĩnh vực sản xuất vật chất cũng như trên lĩnh vực xây dựng các quan hệ xã hội, chính trị, nghệ thuật, khoa học và cả sự nghiệp giáo dục đào tạo.

- Hệ chuẩn mực giá trị văn hóa chung cần xây dựng ở nước ta hiện nay bao gồm các nội dung cơ bản sau đây :

+ Sống bằng lao động chân chính của mình. + Lý tưởng chủ nghĩa xã hội khoa học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lao động tự do sáng tạo có kỷ luật, kỹ thuật, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

+ Chủ nghĩa nhân đạo khoa học. + Dân chủ xã hội chủ nghĩa.

+ Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản + Bình đẳng, công bằng xã hội.

+ Chủ nghĩa tập thể chân chính. + Lập trường công dân tích cực.

+ Sự trân trọng giữ gìn các di sản văn hóa, kế thừa và phát triển các thành tựu khoa học của dân tộc và nhân loại.

+ Ý thức quí trọng bảo vệ môi trường.

+ Giữ gìn quan hệ sống động giữa các thế hệ…

2.2 Xây dựng hệ điều kiện của hành động (bao gồm những điều kiện cơ bản tác động tới sự hình thành lối sống có văn hóa).

2.2.1. Điều kiện vật chất.

Nói lối sống văn hóa là nói tới hành động hiện thực chứ không phải chỉ là mong muốn đạo đức theo kiểu tín ngưỡng tôn giáo. Tức mọi hành động đều gắn với những điều kiện vật chất.

2.2.2. Điều kiện kinh tế.

Lợi ích kinh tế là một quan hệ xã hội, cho nên cần có những chính sách kinh tế đúng đắn nhằm kết hợp hài hòa các lợi ích của các chủ thể kinh tế đang hoạt động.

Chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế đúng đắn sẽ tạo điều kiện giúp người lao động thay đổi cách thức lao động của mình và do đó thay đổi lối sống.

2.2.3. Điều kiện tổ chức.

Quan trọng nhất trong hệ thống các điều kiện tổ chức là hệ thống pháp luật và việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của công dân.

2.2.4. Điều kiện tư tưởng.

Định hướng, tuyên truyền các giá trị của lối sống phải dựa trên cơ sở các nhu cầu, lợi ích của từng nhóm, kết hợp lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Giáo dục, tuyên truyền giá trị lối sống mới phải chú ý đặc điểm tâm lý các nhóm xã hội khác nhau.

- Kế hoạch hóa sự phát triển lối sống gắn liền kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các tập thể lao động, từng địa phương và cả nước.

- Để xác định các mục tiêu hiện thực cần có những điều tra xã hội cụ thể về tất cả các mặt của đối tượng.

- Trong quá trình tiến hành phải có sự kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp.

2.3.2. Phương pháp tự đào tạo, tự rèn luyện. 2.3.3. Phương pháp thuyết phục giáo dục. 2.3.4. Phương pháp hành chính, kinh tế.

2.3.5. Phương pháp cưỡng chế bằng pháp luật.

Trong quá trình xây dựng lối sống cần vận dụng các phương pháp tiên tiến trong đào tạo giáo dục và phải kết hợp các biện pháp một cách đồng bộ.

Việc xây dựng lối sống có văn hóa cho toàn xã hội là một công việc khó khăn, lâu dài nhưng có ý nghĩa to lớn trong phát triển xã hội hiện nay. Vì vậy, nó phải được sự tham gia với trách nhiệm cao của tất cả mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức, đoàn thể, gia đình và cá nhân trong toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã Hội Học Lối Sống (Trang 58 - 63)