1.KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG VAØ NHỮNG YÊU CẦU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN LỐI SỐNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã Hội Học Lối Sống (Trang 52 - 58)

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

1.KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG VAØ NHỮNG YÊU CẦU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN LỐI SỐNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

TRIỂN LỐI SỐNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

Xã hội ta hiện nay là một xã hội quá độ, nếp sống của nó chưa phong hóa và lối sống đang vận động, phát triển. Nó không phải là tư bản chủ nghĩa mà cũng chưa phải là xã hội chủ nghĩa. Các quan hệ vật chất

cơ bản trong xã hội như quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức lao động, quan hệ phân phối, chưa xác định rõ tính chất hình thái kinh tế – xã hội. Dù chúng ta xác định xã hội Việt Nam hiện nay có nhiều hình thức sở hữu, lấy nền sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa làm khâu trung tâm, thì nó cũng chưa thể đặc trưng cho một kiểu hình thái kinh tế xã hội nào.[PTS Đỗ Huy. 1991. 9-11].

Mỗi lối sống đều có mặt vật chất và mặt tinh thần. Nhóm chỉ số lao động, thời gian lao động, cường độ lao động, và nhất là năng suất lao động, là bản chất sâu xa nhất trong mặt vật chất của lối sống. Nó quyết định mức sống, phúc lợi vật chất, xã hội và nhiều quan hệ rộng lớn khác.Lao động thường chiếm 1/3 thời gian sinh sống của mỗi người. Năng suất lao động cao có ảnh hưởng đến thời gian tự do, học tập văn hóa, thỏa mãn nhu cầu về thể dục, thể thao, và ở mức độ nhất độ nhất định, có quan hệ đến bạn bè, hôn nhân và gia đình.

Trong xã hội ta hiện nay, sự phân hóa và phân công lao động chưa sâu; tuyệt đại bộ phận còn trong dây chuyền sản xuất nhỏ; lao động chân tay cơ bắp còn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Quá trình xã hội hóa các quan hệ sở hữu trong xã hội đang diễn ra thông qua con đường phát triển các xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp tư bản nhà nước, xí nghiệp cổ phần, hợp tác xã, hộ gia đình. Năng suất lao động còn thấp, thu nhập thực tế bình quân theo đầu người đứng vào hàng các nước kém phát triển.

Tuy nhiên, rất nhiều nhân tố mới đã xuất hiện từ cơ sở vật chất của xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ đang gia tăng trong khu vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Đội ngũ, thành phần và chất lượng những người lao động đang chuyển biến theo hướng nâng cao rõ rệt.

Khuynh hướng rõ rệt nhất hiện nay là trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. Việc gia tăng hàm lượng trí tuệ trong sản xuất mới ở nước ta không chỉ có ý nghĩa về sự tăng

trưởng nhịp độ phát triển, khởi động cho một sự vận hành mới của xã hội hòa nhập vào nền văn minh của loài người, mà còn là mầm mống tốt đẹp của một lối sống mới khi chúng vượt qua xã hội quá độ.

Hiện nay, hệ thống đánh giá lao động ở xã hội ta đang chuyển biến rất nhanh. Trước đây, tiêu chí điều chỉnh các hình thức lao động ít chú ý đến các qui trình công nghệ, trình độ thành thạo nghề nghiệp, mà chú ý nhiều đến động cơ, sự cần cù, quan hệ giao tiếp, thậm chí có lúc chủ nghĩa lý lịch đã trở thành qui tắc trong cuộc sống. Phương thức đánh giá đó hiện nay đã lỗi thời. Lao động, năng suất lao động đang được mở đường từ một cách nhìn mới – cách nhìn hiệu quả của quan hệ kinh tế hàng hóa.

Mặt vật chất là cái quyết định, là cơ sở để xây dựng lối sống. Tuy rằng mặt vật chất không phải là toàn bộ lối sống, nhưng nó trực tiếp ảnh hưởng đến mức sống, là cơ cấu nền tảng để từ đó xây dựng chất lượng lối sống. Không chú ý đến mặt này thì mọi ý đồ xây dựng một lối sống đẹp trong thời đại chúng ta đều rơi vào duy ý chí. Nhìn chung, về mặt số lượng và chất lượng cơ sở vật chất trong xã hội ta còn rất thấp. Lương thực, thực phẩm, giao thông vận tải, hàng hóa tiêu dùng…phải được tăng trưởng mạnh mẽ mới tạo điều kiện mới mẻ cho các nhân tố tốt đẹp của lối sống xuất hiện.

Bản thân lối sống là hoạt động mang nội dung tính người. Dù là hoạt động vật chất thì nó cũng dựa trên tài nguyên con người, nó bao chứa khía cạnh tinh thần của con người. Mọi hoạt động sống không bao chứa khía cạnh tinh thần đều có thể coi là hoạt động phi nhân, là hoạt động chết. Các giá trị, các động cơ, tinh thần, tình cảm, nghệ thuật đều là cơ cấu bên trong của lối sống.

Xem xét mặt tinh thần của lối sống, trước hết là quan tâm đến hệ thống sản xuất, phân phối và sử dụng tinh thần của xã hội. Nó có cả thiết chế vật chất và cơ chế điều hòa các giá trị theo các mục tiêu có tính toán

đến lợi ích của giai cấp lãnh đạo. Ở nước ta, hệ thống này đa dạng, phong phú, và có lúc vượt trước quá xa các điều kiện vật chất. Hệ thống các cơ quan tuyên truyền, giáo dục, thông tin, văn hóa, thư viện, xuất bản, nghệ thuật…đã từng được xây dựng và mở rộng. Tuy nhiên hiệu quả thực tế của nó trong xây dựng lối sống mới không tỷ lệ thuận với công sức bỏ ra. Nó chưa bám sâu và hỗ trợ đúng đắn cho các điều kiện vật chất. Thậm chí có lúc nó mang lại tác dụng ngược, ràng buộc sự phát triển của các mặt tiến bộ.

Điều cơ bản trong mặt tinh thần của lối sống là giữ gìn các giá trị, điều chỉnh các hành vi, bảo vệ các quan hệ nhân đạo, nhân bản sâu xa của cuộc sống. Muốn xã hội ổn định thì gia đình phải ổn định, đất nước có kỷ cương, con người phải được giáo dục cái đúng cái tốt, cái đẹp. Muốn giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa, phải xây dựng các phẩm cách văn hóa, các gia đình văn hóa, các quan hệ giao tiếp có văn hóa, và trên hết là văn hóa trong lao động gắn với các giá trị truyền thống.

Xã hội ta hiện nay còn chịu nhiều ảnh hưởng của các giá trị tinh thần của xã hội truyền thống. Nhiều yếu tố của các giá trị ấy hòa nhập vào lối sống mới trở thành nguồn lực phát triển xã hội như tâm lý thích ứng, chủ nghĩa yêu nước, tình cảm quê hương, ý thức tiết kiệm, tinh thần hiếu học, ý chí tự lực, tự cường, lập thân, lập chí, lập nghiệp…Nhưng cũng còn không ít các yếu tố tinh thần của xã hội truyền thống đã trở thành phản giá trị trong lối sống hiện nay chẳng hạn như tâm lý bình quân, tư tưởng cục bộ, thái độ coi lệ làng hơn phép nước…

Về mặt tinh thần, lối sống mới Việt Nam phải được xây dựng trên một nền dân chủ toàn diện. Không có nền dân chủ này thì không thể phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống, không thúc đẩy được các khả năng sáng tạo, và nhất là không thể giao lưu quốc tế rộng rãi được.

Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nền dân chủ trong xã hội ta phát triển chưa mạnh, chưa sâu. Một trong những nguyên nhân

này thuộc về trình độ dân trí. Một nền dân chủ cao và sâu không phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của giai cấp lãnh đạo. Nếu nhân dân tự giác, trưởng thành thì những giá trị tinh thần đúng đắn sẽ được xác lập một cách mạnh mẽ và tất yếu.

Về mặt dân chủ, sự gia tăng quyền và nghĩa vụ công dân là nội dung quan trọng của lối sống mới. Cốt lõi của nền dân chủ XHCN là mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân lao động, mọi quan hệ xã hội phải được xây dựng trên nền tảng nhân bản lâu dài. Việc dân chủ hóa toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội ta phải dựa trên nền tảng khoa học và pháp luật.

Nền văn hóa cổ truyền của người Việt Nam có thiết chế, kỷ cương theo đức trị. Mọi quan hệ xã hội đều có sự phát triển ưu tiên của các quan hệ đạo đức lấy chuẩn thiện – ác làm trung tâm. Pháp luật chưa trở thành chuẩn tắc kiểm soát toàn diện các quan hệ xã hội. Xây dựng lối sống mới dựa trên các giá trị đạo đức, nhưng các giá trị đạo đức phải dựa trên cơ sở của cái đúng. Khoa học và pháp luật lấy cái đúng làm chuẩn giá trị. Cái đúng tạo ra quyền bình đẳng rộng rãi trong mọi quan hệ xã hội. Từ người đứng đầu nước đến người dân bình thường đều sống và làm việc theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Khoa học, pháp luật là xương sống của nền dân chủ và cũng là linh hồn của lối sống mới.

Chúng ta xây dựng lối sống mới trong nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong thế giới ngày nay, sự phát triển chính trị – xã hội diễn ra trong các quốc gia dân tộc có chủ quyền, có lãnh thổ, có điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội đặc thù. Bản sắc dân tộc của văn hóa in hằn trên lối sống. Các cách cảm, cách nghĩ mới mẻ đều được chế tạo lại. Các tình cảm, tư tưởng, thị hiếu hiện đại nhất chỉ có thể thâm nhập vào lối sống mới khi nó qua một quá trình công nghệ được tồn tại phổ biến trong xã hội Việt Nam.

Lối sống mới Việt Nam cần mang bản sắc dân tộc đậm đà nhưng phải có quan hệ sâu rộng với thế giới hiện đại. Loài người ngày nay với nền thông tin kỹ thuật số đã bước vào làn sóng văn minh mới. Để tiến vào nền văn minh tin học, trước hết chúng ta phải xây dựng được một lối sống công nghiệp. Sự phát triển của công nghệ sẽ hình thành tư duy khoa học, khắc phục tư duy kinh nghiệm, cải tạo các phong tục, tập quán lỗi thời, tổ chức lại lao động nông nghiệp, nâng cao chất lượng lao động thủ công làm xích lại gần nhau các quan hệ giữa thành thị và nông thôn. Và đó cũng là những tiền đề cơ bản để hình thành lối sống công nghiệp. Lối sống công nghiệp sẽ chuẩn bị các cơ sở cần thiết để dân tộc ta tiến về phía trước, dựa trên sự phát triển ưu tiên của khoa học và pháp luật, lấy cái đúng làm hệ chuẩn giá trị. Nó chuẩn bị cho con người sống trong sự phát triển ưu trội của các quan hệ thẩm mỹ lấy cái đẹp làm hệ chuẩn giá trị trong nền văn minh tin học.

Để hình thành được lối sống công nghiệp một cách phổ biến, khâu trung tâm là phát triển nhân cách con người. Phong cách sống của con người, diện mạo đạo đức, phẩm hạnh cá nhân, năng lực lao động, hôn nhân, gia đình, trình độ văn hóa giáo dục, các định hướng giá trị, giao tiếp xã hội, là những mặt quan trọng nhất trong nhân cách. Trong xã hội ta ngày nay, việc hình thành một nhân cách mới có sự phát triển tốt về thể chất, phong phú về tinh thần, đủ bản lĩnh đáp ứng những nhiệm vụ lịch sử mới, là một trong những mục tiêu quan trọng của sự nghiệp xây dựng lối sống mới.

Con người Việt Nam vốn cần cù, khiêm tốn, giản dị, có lòng yêu nước, yêu quê hương, sống vị tha và thích ứng. Đó là tài nguyên rất quan trọng để chúng ta xây dựng nhân cách mới. Tuy nhiên con người Việt Nam cũng đang bộc lộ những thiếu hụt so với những nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho đất nước. Đó là sự thiếu hụt về tư duy kinh tế thị trường, trình độ

khoa học và công nghệ mới. Đó là sự thiếu hụt về các cá tính mạnh mẽ, các khát vọng cháy bỏng trong sáng tạo, tính kỷ luật cao trong sản xuất.

Thực chất sự nghiệp xây dựng lối sống mới ở nước ta là xác định sự lựa chọn của cá nhân giữa các phương hướng vận động, các hành vi khác nhau. Quá trình lựa chọn đó là quá trình trưởng thành và khẳng định nhân cách độc đáo của cá nhân trong những điều kiện và nhiệm vụ lịch sử hiện nay. Hướng xây dựng nhân cách mới của chúng ta là nhằm làm gia tăng tính tự giác, tự chủ, sức mạnh bên trong của cá nhân, là nhằm phát triển các năng lực cá nhân. Sự phát triển năng lực cá nhân của ta hiện nay cần phải tính đến 2 tình hình. Một là, phải phát huy mọi tiềm năng của con người, các khát vọng của mỗi người trên tất cả các bình diện để cho mỗi cá nhân được tự do phát triển. Hai là, các quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, dịch vụ hóa, phân công gia tăng, thì diện mạo tinh thần của cá nhân sẽ bị tha hóa. Đó là tính chất ác quỉ của quá trình giải phóng cá nhân trong điều kiện khoa học – kỹ thuật, công nghệ phát triển hiện nay.

Để khắc phục được tình trạng này, cần phải đặc biệt quan tâm đến hệ thống cơ chế, chính sách của việc hình thành lối sống mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã Hội Học Lối Sống (Trang 52 - 58)